Money Management 1-2-3: ONE: Getting a Strong Start (Vietnamese)
Quản Lý Tài Chánh 1-2-3: Khởi sự vững vàng
Phần 1: Loạt bài “Quản Lý Tài Chánh 1-2-3: Nên Khôn Ngoan Về Tài Chánh Cho Cả Đời Của Quý vị” tập trung vào các kỹ năng căn bản về quản lý tiền bạc ở mức ban đầu, trung bình và cấp cao. Phần một, Khởi Sự Vững Vàng, trình bày cách quản lý tiền thâu nhập, sử dụng tín dụng cho khôn ngoan và sống trong khả năng tài chánh của quý vị. Các đề tài bao gồm hiểu biết về ngân phiếu tiền lương, khai thuế, tạo một quỹ chi thu, mở các trương mục ngân hàng, tạo và gầy dựng tín dụng tốt và quản lý tiền mượn đi học.
The “Money Management 1-2-3: Be Smart About Money All Your Life” series focuses on basic money management skills at the beginner, intermediate and advanced level. Part one, Getting a Strong Start, addresses how to manage your income, use credit wisely and live within your means. Topics include understanding your pay stub, filing your tax returns, creating a budget, setting up bank accounts, establishing and building good credit and managing student loans.
Publication Series
- This publication is part of the Money Management 1-2-3 training module.
Download File
PDF files may contain outdated links.
Money Management 1-2-3: ONE: Getting a Strong Start (Vietnamese)
File Name: CA_MM123_Beginners_2019_VN.pdf
File Size: 0.17MB
Languages Available
Table of Contents
Khi còn trẻ, nếu quý vị khôn ngoan biết chọn cách tiêu tiền kiếm được và tín dụng - hay cho dù khởi sự trễ - sẽ giúp quý vị tạo dựng được cơ sở tài chánh vững bền cho cả đời. Đặt ưu tiên trong chi tiêu, tạo thói quen để dành tiền và nợ mua sắm ít, để quý vị sớm đạt được các mục tiêu tài chánh đề ra. Và một khi hiểu rõ các thông tin cơ bản về thuế, vay tiền và ngân hàng, quý vị sẽ có một chuẩn bị tốt và sẵn sàng để có thể quán xuyến các trách nhiệm tài chánh và cơ hội to tát hơn.
Ngân phiếu tiền lương
Nhiều nhân viên đã ngạc nhiên khi thấy tiền lương lấy về (net pay) ít hơn tiền họ kiếm được (gross pay) vì nó đã bị khấu trừ nhiều thứ. Thuế Liên bang và thuế tiểu bang thường là khoản tiền khấu trừ nhiều nhất vào tiền lương. Thuế lấy từ ngân phiếu tiền lương là bao nhiêu tùy thuộc một phần vào con số quý vị khai trong mẫu đơn W-4 do sở làm cung cấp. Làm theo hướng dẫn trong mẫu đơn hay dùng máy tính trong trang mạng của Sở Thuế Vụ IRS (Internal Revenue Service) (www.IRS.gov/Individuals/IRS-Withholding-Calculator) để biết con số chính xác quý vị được khai trên mẫu đơn.
Nếu bị đóng thuế nhiều quá, quý vị sẽ được trả lại khi khai thuế lợi tức trong khoảng thời gian từ 1 tây tháng giêng đến 15 tây tháng 4. Tiền thuế được trả về là điều tốt, tuy nhiên nên đóng thuế vừa đúng trong ngân phiếu tiền lương để quý vị có thể tiêu hay để dành trong năm đó.
Thuế An Sinh Xã Hội (FICA) và thuế bảo hiểm y tế khi về hưu (MedFICA) là thuế đóng vào quỹ hưu trí và y tế của chính phủ để lo cho người lớn tuổi đủ tiêu chuẩn. Các thuế này không được trả về. Cũng có các loại thuế cấp tiểu bang bắt buộc đóng vào quỹ bảo hiểm khuyết tật của chính phủ.
Có các loại khấu trừ tự nguyện khác, thí dụ như tiền quý vị chia sẻ chi phí mua bảo hiểm sức khỏe và tiền đóng vào quỹ hưu trí trong sở.
Chuẩn bị khai thuế.
Nếu quý vị trả tiền cho người chuyên khai thuế, nên tránh bị họ dụ mua trương mục tạm thời “refund anticipation checks” và các thẻ trả trước (prepaid cards). Các sản phẩm này không giúp tiền thuế được trả về nhanh hơn, và bị tính lệ phí rất nặng nhưng không cần thiết.
Chương Trình VITA (Volunteer Income Tax Assistance) giúp khai thuế miễn phí cho những người khai thuế đơn giản có mức thâu nhập thấp, khuyết tật, già cả và nói tiếng Anh không rành. Các cơ quan VITA cũng có thể giúp quý vị mở một trương mục ngân hàng hay kiếm một thẻ trả tiền trước với giá hạ để nhận tiền thuế trả về trong vòng tối thiểu là 10 ngày khi khai thuế trên mạng điện toán (e-file). Muốn biết thêm chi tiết về VITA, xin viếng www.IRS.gov/Individuals/Free-Tax-Return-Preparation-for-You-by-Volunteers hay gọi số 800-906-9887.
Sổ chi tiêu và tiết kiệm
Làm cách nào quý vị quản lý được tiền lương để có thể trả cho các thứ quý vị cần, mua các thứ quý vị muốn và vẫn đạt được mục tiêu tài chánh đề ra? Quý vị đặt ưu tiên.
Trước tiên, trả cho các thứ cần thiết - tiền thuê nhà hay tiền nợ mua nhà, thực phẩm, tiện ích, bảo hiểm, chuyên chở, thẻ tín dụng, v.v... Thứ hai, bỏ tiền vào quỹ tiết kiệm cho các mục tiêu quan trọng, bao gồm quỹ khẩn cấp để trả được ba đến sáu tháng chi phí cho đời sống. Sau đó mới nghĩ đến chuyện tiêu cho các thứ không cần thiết như đi ăn ngoài và thú vui mua sắm.
Để giúp đặt ưu tiên chi tiêu trong số tiền kiếm được, quý vị nên làm một sổ chi tiêu hàng tháng. Bao gồm tất cả các chi tiêu: cố định, cần thiết (cần) và không cần thiết (muốn). Chia nhỏ các khoản chi tiêu cố định và thỉnh thoảng trong năm vào chi tiêu hàng tháng (thí dụ, thuế đăng bộ xe, bảo hiểm sức khỏe hàng tháng và các quà tặng ngày lễ). Bao gồm tiền bỏ vào quỹ tiết kiệm coi như đó là chi tiêu cố định. Và đừng quên bao gồm tiền quý vị “lãng phí” từ từ cho các thứ như cà phê, quà vặt và tạp chí. (Để giáp mặt với thực tế, ghi xuống các chi tiêu hàng ngày của quý vị trong một tháng.) Quý vị cũng có thể thấy nhiều bản mẫu tính toán chi tiêu trên mạng điện toán: (www.HuffingtonPost.com/bob-lotich/5-household-budget-templa_b_5696244.html).
Nếu tiền kiếm được của quý vị không đủ để chi cho các thứ quý vị muốn và cần, nên cắt giảm chi tiêu, kiếm thêm tiền hay làm cả hai việc.
Trương mục ngân phiếu và tiết kiệm
Trương mục ngân phiếu cho quý vị viết ngân phiếu, dùng thẻ khấu trừ (debit card) hay vào ngân hàng trên mạng điện toán để dùng tiền quý vị ký thác. Nó còn giúp quý vị quản lý tiền và tránh không phải tốn tiền cho dịch vụ như đổi ngân phiếu ra tiền mặt, mua thẻ trả trước và chi phiếu trả trước (money orders). Trương mục tiết kiệm là nơi an toàn (bảo đảm) giữ tiền cho quý vị cho đến khi quý vị cần, và nó có trả một ít tiền lời cho quý vị.
Quý vị có thể mở trương mục tại ngân hàng hay ngân hàng công đoàn. Nên đọ giá: So sánh các lệ phí hàng tháng và giao dịch, tiền ký thác đầu tiên và số tiền tối thiểu buộc phải có trong trương mục, lãi suất và các điều kiện khác. So sánh các trương mục ngân hàng trong khu vực quý vị ở tại www.Bankrate.com. Kiếm các ngân hàng công đoàn quý vị đủ tiêu chuẩn gia nhập tại www.aSmarterChoice.org.
Hầu hết các công ty tài chánh buộc phải có hai thẻ chứng minh cá nhân (ID) để có thể mở một trương mục, một thẻ chứng minh phải có hình trong đó. Nếu quý vị không có quốc tịch Hoa Kỳ và không phải là dân cư ngụ thường xuyên, quý vị chỉ muốn mở một trương mục ngân phiếu không sinh lời, công ty tài chánh có thể chấp nhận một thẻ căn cước ID của tòa lãnh sự hay sổ thông hành (passport) của người không có quốc tịch Hoa Kỳ. Nếu quý vị muốn mở một trương mục có sinh lời (tiết kiệm), quý vị sẽ cần phải có số khai thuế cá nhân “ITIN” (Individual Taxpayer Indentification Number). Nếu một ngân hàng không chấp nhận thẻ căn cước (ID) của quý vị, tìm ngân hàng khác vì điều kiện khác nhau giữa các ngân hàng.
Nên biết các hoạt động nào sẽ bị tính lệ phí và sau đó tìm cách tránh. Thí dụ, để ý kỹ số tiền còn trong trương mục để tránh không tiêu quá mức và phải trả tiền phạt vì không đủ tiền trong trương mục và lệ phí phạt cứ đôn lên dần. Dùng máy rút tiền tự động ATMs của ngân hàng quý vị để tránh bị tính lệ phí rút tiền. Khi đặt mua thêm ngân phiếu, nên mua từ các công ty chuyên bán ngân phiếu (mail order), giá rẻ hơn giá của ngân hàng.
Cho dù thẻ khấu trừ của quý vị có nhãn hiệu Visa hay MasterCard trên đó, nó không phải là thẻ tín dụng. Tiền mặt quý vị rút ra từ máy ATMs và tiền quý vị tiêu sẽ được khấu trừ thẳng vào trong trương mục ngân phiếu của quý vị.
Kiểm tra bản báo cáo trương mục hàng tháng ngay khi quý vị nhận được để kiểm chứng tất cả các lần ký thác, rút tiền, khấu trừ, ký ngân phiếu và lệ phí đều đúng. Đối chiếu trương mục của quý vị bằng cách làm theo hướng dẫn từng bước một trên bản báo cáo hay trên mạng điện toán. Việc này sẽ giúp quý vị tìm ra các sai sót và tránh tiêu quá số tiền có trong trương mục.
Nếu quý vị bị từ chối không được mở một trương mục, nên hỏi tại sao. Tên của quý vị có thể bị nằm trong trữ liệu của ChexSystem, là cơ quan thâu thập tin tức về các trương mục ngân phiếu và tiết kiệm xấu và họ báo cáo đến các ngân hàng có yêu cầu cung cấp các tin tức này khi ngân hàng đang duyệt xét đơn xin mở một trương mục. Hàng năm, quý vị có quyền nhận được một bản báo cáo miễn phí từ cơ quan ChexSystem hay khi đơn xin mở trương mục của quý vị bị bác. Quý vị vào trang mạng [url=http://www.ConsumerDebit.com]http://www.ConsumerDebit.com[/url] để yêu cầu có bản báo cáo hay gọi số 800-428-9623.
Certegy và TeleCheck là cơ quan lưu trữ liệu về các tấm ngân phiếu ký nhưng không đủ tiền trong trương mục. Nếu tấm ngân phiếu quý vị ký không được tiệm bán hàng nhận, quý vị có thể yêu cầu có một bản báo cáo miễn phí từ cơ quan Certery tại (www.AskCertegy.com hay gọi số 866-740-3276) và TeleCheck (www.TeleCheck.com hay 800-710-9898).
Để biết thêm chi tiết về các trương mục ngân phiếu và tiết kiệm, xin vào (www.Consumer-Action.org/modules/module_checking_savings_accounts).
Hiểu về tín dụng
Tín dụng giúp quý vị trả tiền trong trường hợp khẩn cấp và đạt được các mục tiêu tài chánh đề ra. Nhưng tín dụng cũng khiến quý vị bị túng thiếu nếu quý vị không biết cách tránh các lệ phí cao, tiền nợ chồng chất và thiếu nợ hàng tháng.
Có hai loại tín dụng: Trả dần hàng tháng (installment) và trả đi trả lại (revolving). Tín dụng trả dần hàng tháng buộc quý vị phải trả một số tiền cố định mỗi tháng cho đến khi quý vị trả hết số tiền nợ. Nợ xe và nợ nhà là các thí dụ của tín dụng trả dần hàng tháng. Trong các trường hợp này, tiền cho vay thường được bảo đảm bởi tài sản quý vị đã mua bằng tiền vay. Nếu quý vị thiếu nợ (không trả lại), chủ nợ có thể tịch thâu lại xe hay nhà của quý vị (vật thế chấp).
Tín dụng trả đi trả lại (revolving) cho quý vị tiếp tục mượn tiền lên đến mức “tín dụng giới hạn” (line of credit) của quý vị. Mức tín dụng giới hạn cho quý vị dùng thay đổi khi quý vị mượn và sau đó trả lại. Quý vị có lựa chọn trả hết số tiền nợ khi đến kỳ hạn có ghi trên hóa đơn hay trả một phần nợ và phần chưa trả sẽ được tính qua tháng tới. Quý vị có thể tránh bị trả tiền lời bằng cách trả hết nợ mỗi tháng. Tín dụng trả đi trả lại bao gồm thẻ tín dụng và “line of credit” (mức tín dụng giới hạn).
Ngân hàng, ngân hàng công đoàn, các công ty cấp thẻ tín dụng, tiệm bán lẻ, các công ty cho vay tiền mua địa ốc và các công ty khác cung cấp tín dụng. Chi phí dùng tín dụng bao gồm tiền lời - là lệ phí chủ nợ tính lên trên số tiền cho quý vị vay - và các lệ phí khác.
Một số loại tín dụng như của tiệm cầm đồ cho vay và tiệm cho vay trước tiền lương là các loại tín dụng cần tránh xa nhất vì lãi suất và lệ phí cho vay rất cao một cách vô lý. Với các loại cho vay tương tự như vậy, quý vị dễ bị nguy cơ mất tài sản thế chấp hay bị vướng vào vòng cứ tái mượn nợ để trả cho một món nợ cứ to dần.
Quý vị có quyền được cho biết trước tất cả các điều kiện cho vay và phí tổn thật sự (truth-in-lending). Nếu bị từ chối không cho tín dụng, trên pháp lý quý vị được quyền biết tại sao. Để hiểu thêm về các quyền hạn của quý vị, xin xem trang mạng của Nha Thanh Tra Mậu Dịch Liên Bang FTC (Federal Trade Commission) (www.FTC.gov/credit).
Gầy dựng một quá khứ tín dụng tốt
Nếu quý vị chưa bao giờ có tín dụng, hay không trả nợ hóa đơn như đã thỏa thuận, quý vị có thể không có một quá khứ tín dụng tốt hay hoàn toàn không có tín dụng. Không có quá khứ tín dụng tốt, thật khó để mua hay mướn nhà, bắt đầu một thương nghiệp, mua bảo hiểm, thuê các dịch vụ tiện ích, mượn tiền hay ngay cả mua một máy điện thoại di động. Một số công ty từ chối mướn người xin việc nào có tín dụng xấu.
Phải mất một thời gian để có được một quá khứ tín dụng tốt, vì thế quý vị nên sáng suốt bắt đầu gầy dựng từ từ cho dù quý vị không cần đến tín dụng trong lúc này.
Tìm kiếm cơ hội. Cố gắng kiếm một thẻ do tiệm bán lẻ hay công ty bán xăng cấp, vì đôi khi nó dễ hơn là xin một thẻ tín dụng phổ thông. Nếu quý vị là người di dân không có số An Sinh Xã Hội, quý vị có thể xin được thẻ tín dụng bằng cách chỉ cần dùng số thẻ ITIN. Một nơi tốt để xin thẻ tín dụng là tại ngân hàng công đoàn địa phương hay bất kỳ các công ty tài chánh nào có hợp tác với các chương trình “Bank On” trong khu vực quý vị ở (http://JoinBankOn.org).
Xin một thẻ đặt cọc “secured credit card”. Loại thẻ này dễ xin hơn vì quý vị phải đặt cọc tiền vào trương mục, số tiền tương đương với mức tín dụng giới hạn và công ty cấp thẻ sẽ lấy số tiền này nếu quý vị không trả được nợ. Cuối cùng, nếu trả nợ hàng tháng đúng kỳ hạn, quý vị có thể được cấp thẻ không phải đặt cọc (unsecured card) và lấy lại tiền đặt cọc về.
Kiếm người đồng ký tên. Nhờ một người bạn hay họ hàng có tín dụng tốt cùng ký tên vào đơn xin thẻ tín dụng. Nên cẩn thận vì nếu quý vị không trả được nợ, người đồng ký tên sẽ phải chịu trách nhiệm cho món nợ, và điểm tín dụng của họ sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Để gầy dựng một tín dụng tốt:
- Giữ số tiền nợ chưa trả trong mức 30 phần trăm hay thấp hơn cho từng thẻ tín dụng
- Ráng trả ít ra số tiền tối thiểu cho đúng kỳ hạn.
- Đừng xài quá mức tín dụng thẻ cho.
- Trả số tiền nợ đã quá hạn.
- Chỉ nộp đơn xin thẻ mới khi cần.
Bản báo cáo tín dụng của quý vị là hồ sơ ghi lại cách quý vị trả nợ và quản lý tín dụng trong suốt thời gian có tín dụng ra sao. Các chi tiết về quá khứ trả nợ tín dụng của quý vị do công ty cho vay tín dụng cung cấp cho các cơ quan lưu trữ dữ liệu. Các chi tiết khác, như khai phá sản hay bị tịch biên vì thiếu thuế là từ các hồ sơ niêm yết công cộng.
Điểm tín dụng của quý vị gồm có ba đơn vị số, thường trong khoảng 300 đến 850, nó tóm tắt thông tin về bản báo cáo tín dụng của quý vị. Thay vì duyệt qua toàn bộ bản báo cáo của quý vị, công ty kinh doanh chỉ cần nhìn qua số điểm tín dụng của quý vị để quyết định.
Nhiều công ty cấp thẻ tín dụng chính và ngân hàng hiện cung cấp điểm tín dụng FICO miễn phí – là điểm được dùng nhiều nhất – cho khách hàng của họ. Và điểm FICO cũng cung cấp miễn phí cho người tiêu thụ nào muốn tìm sự trợ giúp từ các cơ quan tư vấn tài chánh vô vụ lợi. Nếu quý vị không thể lấy được điểm FICO miễn phí từ các nguồn cung cấp này, quý vị có thể mua tại www.myFICO.com. Quý vị cũng có thể mua điểm báo cáo tín dụng tại www.AnnualCreditReport.com và tại các trang mạng điện toán của ba cơ quan báo cáo tín dụng chính (Equifax, Experian và TransUnion), cho dù đó không phải là điểm FICO.
Các trang mạng so sánh thẻ tín dụng www.CreditKarma.com, www.Credit.com và www.CreditSesame.com cung cấp điểm tín dụng miễn phí trên trang mạng. Điểm báo cáo tín dụng của họ không giống như điểm tín dụng các công ty cho vay sử dụng, nhưng nó cho quý vị một khái niệm chung chung về giá trị tín dụng của quý vị nằm ở cán cân nào. Nên cẩn trọng đừng rơi vào các quảng cáo cung cấp điểm tín dụng “miễn phí” nhưng nó đẩy quý vị ghi tên vào dịch vụ đóng lệ phí kiểm tra tín dụng hàng tháng.
Quý vị nên kiểm tra các bản báo cáo tín dụng của quý vị thường xuyên để phát hiện ra các sai sót và biết tình trạng tín dụng của mình. Quý vị có thể lấy được một bản báo cáo tín dụng miễn phí cứ cách 12 tháng từ ba cơ quan báo cáo tín dụng chính tại www.AnnualCreditReport.com hay gọi số 877-322-8228. Quý vị cũng có quyền nhận được một bản báo cáo tín dụng miễn phí từ cơ quan đã cung cấp bản báo cáo cho công ty từ chối đơn xin tín dụng của quý vị vì họ dựa theo nội dung trong bản báo cáo. Quý vị phải viết thơ yêu cầu nội trong 60 ngày.
Đừng bị rơi vào bẫy lừa của các dịch vụ hứa có thể sữa chữa hay xóa bỏ các chi tiết đánh giá thấp (xấu) trong bản báo cáo tín dụng của quý vị. Những gì các công ty này có thể làm, quý vị tự làm được nhưng không bị mất đồng nào. Chỉ sống có kỷ luật và thời gian mới có thể sửa chữa được tín dụng xấu.
Sử dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng cho người dùng nhiều lợi ích, bao gồm:
- Cho vay không tính tiền lời nếu quý vị trả hết tiền nợ mỗi tháng;
- An toàn và tiện hơn là mang theo tiền mặt;
- Bảo vệ chống gian lận, sản phẩm không được giao hay hư hao và lỗi trong hóa đơn; và
- Có thể mua sắm trên mạng điện toán an toàn, mua vé máy bay hay mướn xe hoặc phòng khách sạn.
Nhưng thẻ tín dụng cũng đắt:
- Lãi suất cao so với các nơi cho vay khác.
- Món hàng sẽ đắt tiền hơn nếu quý vị kéo dài món nợ từ tháng này sang tháng khác
- Tiền lời bắt đầu đôn lên ngay vừa khi rút tiền mặt từ thẻ ra, cho dù quý vị trả hết nợ đúng kỳ hạn. Nó cũng đôn lãi suất cao hơn là khi mua sắm, và lệ phí cũng bị tính cho mỗi lần rút tiền mặt ra khỏi thẻ.
- Có thể bị mắc nợ suốt đời và lãng phí rất nhiều tiền kiếm được để trả lãi nợ.
Lãi suất, lệ phí và các điều kiện cũng như điều lệ khác nhau nhiều giữa các thẻ tín dụng. Nên so sánh các thẻ tại các trang mạng như www.CompareCards.com, www.CardRatings.com và www.Credit.com. Các thẻ cho quý vị được cộng điểm, cây số, trả lại tiền hay các phần thưởng khác khi dùng thẻ có thể rất hấp dẫn, nhưng lệ phí hàng năm có thể cao hơn và lãi suất cho vay cao nhiều hơn giá trị phần thưởng.
Thẻ “charged card” khác với thẻ tín dụng là thẻ không giới hạn số tiền mua sắm nhưng nó buộc quý vị phải trả hết nợ mỗi tháng, và thẻ có tính lệ phí hàng năm. (American Express là một thí dụ của “charged card.”)
Khi quý vị phải dùng thẻ tín dụng:
- Trả ít ra là số tiền nợ tối thiểu buộc phải trả mỗi tháng cho đúng kỳ hạn.
- Trả hết nợ nếu được
- Tránh các lệ phí và lệ phí phạt bằng cách trả nợ đúng kỳ hạn chấn định.
- Tránh rút tiền mặt từ thẻ ra.
Để tránh nợ nần chồng chất, nên cố gắng dùng tiền mặt trả cho các tiêu dùng hàng ngày như chợ búa và xăng. Để dành tiền cho các chi tiêu lớn. Nếu không thể trả nợ hàng tháng, đừng dùng thẻ nữa và liên lạc với cơ quan National Foundation for Credit Counseling tại www.NFCC.org hay gọi số 800-388-2227 để được giúp đỡ. Tùy theo hoàn cảnh của quý vị, một cố vấn viên có thể cho quý vị các lựa chọn để tham gia vào kế hoạch quản lý nợ DMP (debt management plan). Dựa theo kế hoạch DMP, quý vị sẽ đưa một số tiền cho cơ quan tư vấn, để cơ quan sẽ chia ra trả cho tất cả các chủ nợ của quý vị. Ngược lại, các chủ nợ đồng ý nhận số tiền trả thấp hơn và cho miễn trả hay hạ lãi suất và lệ phí thấp hơn.
Quản lý tiền nợ học phí
Không trả được tiền nợ học phí có thể phương hại đến tín dụng, tiền lương bị tịch thâu hay ngay cả mất tiền thuế được trả về. Nếu quý vị không trả nổi tiền nợ học phí, quý vị nên nghiêm túc trình bày vấn đề trước để tránh các hậu quả như trên.
Tiền vay để đóng học phí gồm tiền của chính phủ và của tư nhân. Tiền vay từ chính phủ Liên Bang cho người mắc nợ nhiều lựa chọn để trả nợ hơn. Nó bao gồm các kế hoạch trả nợ dựa theo mức lương, được tạm đình chỉ trả nợ (deferment) và được tạm đình chỉ trả nợ hay trả ít hơn trong 12 tháng (forbearance). Người mắc nợ có thể không phải trả nợ nếu họ làm cho một cơ quan vô vụ lợi hay cho cơ quan công cộng. Các chủ nợ tư nhân không cung ứng các chương trình trả nợ như trên, nhưng họ có thể cùng quý vị tìm ra phương cách trả nợ - thí dụ, cho phép quý vị chỉ trả tiền lãi - nếu quý vị đang kẹt tiền.
Một lựa chọn khác là thâu các món nợ về một mối, để giúp giảm lãi suất nợ hay tiền trả hàng tháng, nếu quý vị mượn nhiều nợ khác nhau. Nhưng cần thận trọng với các trò lừa phỉnh rêu rao giúp quý vị thâu các món nợ về một mối, nhưng với một lệ phí.
Để biết thêm chi tiết về các cách quản lý tiền nợ học phí, xin đọc Danh Sách Các Nguồn Hướng Dẫn về Nợ Học Phí do Cơ Quan Consumer Action phổ biến (www.Consumer-Action.org/english/articles/student_loan_and_education_resource_list).
Published / Reviewed Date
Reviewed: July 24, 2019
Download File
Money Management 1-2-3: ONE: Getting a Strong Start (Vietnamese)
File Name: CA_MM123_Beginners_2019_VN.pdf
File Size: 0.17MB
Sponsors
Notes
Ấn bản này được sự tài trợ bởi Dự Án Quản Lý Tiền Bạc của Cơ Quan Consumer Action.
Filed Under
Banking ♦ Credit ♦ Credit Reports/Scores ♦ Money Management ♦ Student Loans ♦ Taxes ♦
Copyright
© 2010 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.