Get Covered: Understanding your employer-sponsored health plan (Vietnamese)

Có Bảo Hiểm: Hiểu về bảo hiểm sức khoẻ của Sở Làm

Chọn lầm bảo hiểm sức khỏe có thể đưa đến hậu quả không được bảo hiểm đầy đủ và tiền tự trả cao, vì thế điều quan trọng quý vị cần biết cách chọn bảo hiểm nào tốt nhất, tiến trình gia nhập, và thủ tục ghi danh cũng như duy trì việc có bảo hiểm ra sao.

Choosing the wrong health insurance plan can result in inadequate coverage and higher out-of-pocket costs, so it’s important to understand how to make the best choice. This publication explains how employer-sponsored health insurance works, how to approach the selection process, and what to know about enrolling and maintaining coverage.

Bảo hiểm sức khoẻ sở làm mua cho quý vị hay vợ/chồng của quý vị gọi là “bảo hiểm nhóm - loại bảo hiểm thuận lợi cho cả nhóm, không phải bảo hiểm cá nhân, đặc biệt giá rẻ hơn vì sở trả hết hay một phần cho quý vị tiền đóng bảo hiểm hàng tháng. Sở làm sẽ đúc kết các quyền lợi bảo hiểm cho quý vị, nhưng quý vị vẫn phải đối diện với một quyết định tối quan trọng: bảo hiểm nào tốt nhất cho quý vị và gia đình? Chọn sai, hậu quả sẽ không có bảo hiểm tốt và phải tự trả tiền bảo hiểm nhiều hơn.

Ấn bản này sẽ giải thích về bảo hiểm sức khoẻ của sở làm hoạt động ra sao, cách tiến hành lựa chọn, ghi tên gia nhập và giữ bảo hiểm.

Cách bảo hiểm của sở hoạt động

Nhiều sở làm mua bảo hiểm sức khoẻ như là một bổng lộc cho nhân viên của họ. Thông thường, sở phụ trả phí tổn bảo hiểm với nhân viên--phần tiền sở chia trả hàng tháng khác nhau tùy theo công ty. Phần tiền nhân viên phải trả sẽ khấu trừ thẳng trong tiền lương trước thuế. Dùng tiền trước khi bị đánh thuế để trả phần quý vị phụ trả bảo hiểm là một cách giúp quý vị đỡ bị đóng thuế (quý vị không phải trả thuế trên món tiền này).

Nhân viên thường được cung cấp các loại bảo hiểm và mức độ bảo hiểm để họ chọn. Người thân phụ thuộc vào nhân viên cũng được hưởng bảo hiểm, với chi phí.

Chiếu theo Sắc Luật Affordable Care Act (Obamacare), nếu công ty nào có 50 nhân viên trở lên làm toàn thời gian, công ty phải mua bảo hiểm cho các nhân viên có làm tối thiểu 30 tiếng một tuần.

Các loại bảo hiểm

Điều quan trọng quý vị cần biết về sự khác biệt giữa các loại bảo hiểm sức khoẻ để chọn loại nào tốt nhất cho nhu cầu của quý vị.

  • HMO (Health Maintenance Organization): là sự liên hiệp giữa các cơ sở y tế và gia đình để cung ứng tất cả các dịch vụ cần thiết cho người có bảo hiểm. Một số HMOs, như Kaiser, làm chủ cơ sở y tế và mướn chuyên viên y tế trực tiếp; các HMOs khác là các mạng lưới gồm chuyên viên y tế và bệnh viện ký giao kèo với hãng bảo hiểm. Bảo hiểm HMOs buộc quý vị phải chọn một bác sĩ gia đình, và bác sĩ gia đình này sẽ giới thiệu quý vị đến các bác sĩ chuyên khoa có tên trong mạng lưới, nếu cần sự chăm sóc chuyên khoa. Chi phí tự trả (phụ trả, đồng bảo hiểm và trả trước hàng năm) thường thấp và dễ trả hơn các loại bảo hiểm khác, và không phải nộp đơn yêu cầu bảo hiểm trả tiền. Các dịch vụ nằm ngoài mạng lưới thường không được bảo hiểm ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp.
  • PPO (Preffered Provider Organization): loại bảo hiểm này uyển chuyển nhiều hơn HMO: Quý vị không cần chọn bác sĩ gia đình, quý vị có thể gặp bác sĩ chuyên khoa nằm trong mạng lưới bảo hiểm mà không cần giấy giới thiệu và có thể chọn bác sĩ không nằm trong mạng lưới nếu muốn (nhưng quý vị sẽ phải điền đơn yêu cầu bảo hiểm trả tiền và giá cả sẽ không có lợi giống như chọn bác sĩ nằm trong mạng lưới). Tuy nhiên, tiền trả hàng tháng cho bảo hiểm PPO cao hơn so với HMO cho các dịch vụ tương đương, và tiền quý vị phải tự trả cho các dịch vụ y tế ngoài mạng lưới sẽ cao hơn là chọn trong mạng lưới.
  • EPO (Exclusive Provider Organization): bảo hiểm có thể tương tự như PPO vì quý vị không cần giấy giới thiệu để gặp bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, EPO buộc quý vị chỉ được dùng các chuyên viên y tế nằm trong mạng lưới bảo hiểm của họ (các mạng lưới này thường rộng lớn hơn mạng lưới HMO). Quý vị không được đi khám ở các cơ sở y tế nằm ngoài mạng lưới ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp. Tiền đóng hàng tháng thường rẻ hơn PPO.
  • POS (Point-of-service): Bảo hiểm kết hợp các thể lệ giữa HMO (buộc phải chọn bác sĩ gia đình và phải có giấy giới thiệu của bác sĩ này nếu muốn gặp bác sĩ chuyên môn) và PPO (uyển chuyển, được khám bác sĩ không nằm trong mạng lưới bảo hiểm). Tiền trả hàng tháng có thể cao hơn một chút so với HMO, nhưng thấp hơn với PPO. Điều bất lợi của POS là quý vị phải tự trả tiền cho các dịch vụ đi khám tại các bác sĩ nằm ngoài mạng lưới, sau đó điền đơn yêu cầu hãng bảo hiểm hoàn trả cho quý vị.

Bảo hiểm trả tiền trước cao

Bảo hiểm trả tiền trước cao có thể là HMO, EPO hay POS -- điểm khác biệt chính yếu là tiền đóng hàng tháng (thấp hơn nhiều) thì tiền phải trả trước (cao hơn nhiều), nhưng một số dịch vụ phòng ngừa được miễn phí, cho dù mức độ trả tiền trước chưa đến nút tối đa. Một khi tiền trả trước đã đạt đến mức tối đa, quý vị chỉ phải trả một khoản tiền đồng bảo hiểm nhỏ (coinsurance) cho phí tổn y tế. Tiền trả trước hàng năm cho năm 2020 (yếu tố bảo hiểm được đánh giá “có tiền trả trước cao”) là $1,400 cho riêng một người và $2,800 cho cả gia đình.

Tiền phải tự trả tối đa cho bảo hiểm có tiền trả trước cao (bao gồm tiền trả trước, phụ trả và đồng bảo hiểm, nhưng không phải tiền đóng bảo hiểm hàng tháng) trong năm 2020 tổng số tiền này sẽ không vượt quá $6,900 cho bảo hiểm cá nhân hay $13,800 cho cả gia đình.

Bảo hiểm có tiền trả trước cao thường đi đôi với quỹ HSA (Health Savings Account) giúp quý vị tiết kiệm được tiền đóng thuế (hay thuế khấu trừ) và tiền lời tiết kiệm không bị đóng thuế. Một số sở làm tự nguyện đóng tiền vào quỹ HSA của nhân viên. Quý vị có thể rút tiền từ quỹ này để trả cho các phí tổn y tế đủ tiêu chuẩn, bao gồm tiền trả trước hàng năm cho HDHP.

Năm 2020, số tiền tối đa được đóng vào quỹ HSA là $3,550 cho một cá nhân có bảo hiểm đóng tiền trả trước cao, và $7,100 cho cá nhân và gia đình. Nếu 55 tuổi trở lên, quý vị được đóng thêm $1,000 cho mỗi năm.

Tiền đóng vào quỹ HSA là tiền đóng trước khi đóng thuế (hay nếu đã bị đóng thuế, quý vị sẽ được giảm thuế khi khai thuế), nên tiền phải đóng thuế sẽ giảm đi cho năm đó. Tiền trong quỹ HSA có thể được đầu tư, và tiền lời không bị tính thuế. Tiền rút ra từ quỹ này không bị tính thuế nếu quý vị dùng nó để trả cho các phí tổn y tế đủ tiêu chuẩn (xin xem Ấn Bản của IRS 502 liệt kê danh sách các chi phí y tế đủ tiêu chuẩn [https://www.irs.gov/pub/irs-pdf/p502.pdf] hay xin danh sách từ hãng bảo hiểm của quý vị.)

Khác với quỹ FSA (Flexible Spending Accounts) (xin xem phần dưới), tiền bỏ vào quỹ HSA không hết hạn, nghĩa là tiền trong quỹ ở trong đó vĩnh viễn, và quý vị có thể mang quỹ sang sở mới.

Phí Tổn
  • Premium (tiền bảo hiểm): Phí tổn bảo hiểm, thường nói về tiền trả hàng tháng
  • Copayment (phụ trả): Lệ phí ấn định quý vị trả khi nhận được dịch vụ chăm sóc (thí dụ, “phụ trả” $10 khi gặp bác sĩ gia đình hay phụ trả $35 khi gặp bác sĩ chuyên môn).
  • Coinsurance (đồng bảo hiểm): Lệ phí dịch vụ tính bằng phần trăm của tổng số phí tổn.
  • Deductible (trả trước): Số tiền quý vị phải tự trả trước cho các dịch vụ y tế trong năm trước khi bảo hiểm bắt đầu trả cho quý vị.
  • Out-of-pocket maximum: Số tiền cao nhất quý vị phải tự trả cho các dịch vụ y tế được bảo hiểm trong năm đó (gộp chung tiền trả trước, lệ phí phụ trả và tỷ lệ đồng bảo hiểm, nhưng không phải tiền đóng bảo hiểm hàng tháng) sau đó, hãng bảo hiểm mới trả 100% các dịch vụ y tế quý vị được bảo hiểm.
  • Ghi chú: Không phải hãng bảo hiểm nào cũng đều áp dụng cả ba loại tiền tự trả (lệ phí phụ trả, tỷ lệ đồng bảo hiểm và tiền trả trước), nhưng tất cả các hãng bảo hiểm áp dụng một hay hơn một các loại tự trả này.

    So sánh các lựa chọn

    Sở làm thường cung cấp các bảo hiểm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhân viên. Đây là các điều quý vị nên suy xét để giới hạn lại các lựa chọn cho mình:

    • Các loại bảo hiểm: Nếu chương trình bảo hiểm bao gồm nhiều loại (xin xem danh sách phần trên), quý vị nên xác định loại nào sẽ tốt nhất cho quý vị. Thí dụ, nếu quý vị muốn gặp bác sĩ chuyên khoa mà không cần giấy giới thiệu của bác sĩ gia đình, loại PPOs (và vài EPOs ) sẽ là lựa chọn tốt nhất cho quý vị. Nếu phí tổn thấp là lựa chọn ưu tiên của quý vị, bảo hiểm HMO sẽ là lựa chọn tốt nhất. Nếu muốn khám bác sĩ không nằm trong mạng lưới bảo hiểm là điều tối quan trọng cho quý vị, sự lựa chọn sẽ giới hạn với PPO và POS mà thôi.
    • Mạng lưới chuyên viên y tế: Nếu đã chọn một bác sĩ gia đình quý vị muốn giữ, nên coi qua danh mục các chuyên viên y tế của hãng bảo hiểm để biết bác sĩ đó có trong mạng lưới bảo hiểm không. Đôi khi danh mục chưa được cập nhật chính xác, quý vị cần hỏi bác sĩ/chuyên viên y tế trực tiếp họ có nhận bảo hiểm của quý vị không. Nếu họ không nhận, quý vị nên coi các bác sĩ và cơ sở y tế đắc lực khác trong vùng có trong mạng lưới bảo hiểm, vì phí tổn sẽ rẻ hơn đi bác sĩ không nằm trong mạng lưới bảo hiểm (nếu bảo hiểm đồng ý). Nếu quý vị hay đi du ngoạn ở nhiều nơi khác, nên biết chắc quý vị có thể đi bác sĩ có trong mạng lưới bảo hiểm ở các vùng đó.
    • Phí tổn: Phí tổn là số tiền quý vị trả phụ vào tiền đóng bảo hiểm hàng tháng (khấu trừ vào ngân phiếu tiền lương của quý vị) cộng thêm phí tổn tự trả (đồng phụ trả, đồng bảo hiểm và trả trước). Mỗi hãng bảo hiểm cũng ấn định số tiền quý vị phải tự trả tối đa là bao nhiêu hàng năm. Nói chung, tiền đóng bảo hiểm hàng tháng càng cao, tiền tự trả càng thấp và ngược lại. Thông thường, chọn một bảo hiểm đóng tiền hàng tháng thấp hơn có lý cho nhân viên khoẻ mạnh và ít cần khám bệnh ngoại trừ khám sức khoẻ tổng quát. Các nhân viên (hay người phụ thuộc có cùng loại bảo hiểm) thường hay đi gặp bác sĩ hoặc cần khám khẩn trương, có bệnh kinh niên, sẽ sanh con, biết trước cần giải phẫu, hay có bất kỳ các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ thường xuyên hay bệnh nghiêm trọng sẽ hưởng được nhiều lợi hơn nếu họ chọn bảo hiểm trả cho các phí tổn khám bệnh và bù lại họ chịu đóng tiền bảo hiểm hàng tháng cao. Bước cuối cùng trong tiến trình chọn bảo hiểm là ước tính trước “nguy cơ” số tiền quý vị phải tự trả cho mỗi loại bảo hiểm bằng cách cộng thêm tiền đóng bảo hiểm hàng tháng (nếu có) cho năm đó với số tiền tối đa phải tự trả hàng năm-đó là số tiền quý vị có thể phải trả.

    Ngoài chuyện so sánh các loại bảo hiểm trong sở làm, quý vị nên so sánh các loại bảo hiểm trong sở của vợ/chồng quý vị nếu quý vị lập gia đình và nếu sở đó có cung ứng bảo hiểm sức khỏe cho vợ/chồng của quý vị. Lựa chọn tốt nhất cho mỗi người là dùng bảo hiểm do sở trả, nhất là nếu một người khoẻ mạnh và người kia không khoẻ (vì sự khác biệt về nhu cầu bảo hiểm). Nếu được lựa, cả nhà sẽ có lợi hơn nếu có cùng chung một hợp đồng bảo hiểm, bao gồm tiền trả hàng tháng thấp hơn hay bảo hiểm của một trong hai sở cho nhiều điểm lợi, hấp dẫn hơn, cũng như tránh bị rơi vào trường hợp mỗi người phải trả riêng số tiền phải tự trả có mức tối đa ấn định hàng năm. Nếu nhiều người thân trong gia đình cùng được bảo hiểm giữa hai loại bảo hiểm, số tiền tối đa phải tự trả áp dụng cho mỗi loại bảo hiểm (năm 2020 tiền tự trả của một người là $8,200 và của cả gia đình là $16,400 cho mỗi bảo hiểm nếu đi khám bác sĩ của tất cả mạng lưới bảo hiểm tuân theo Sắc Luật ACA.)

    Quỹ Hoàn Trả Chi Phí Y Tế - Health Reimbursement Arrangement (HRA)

    Health Reimbursement Arrangement (HRA; còn gọi là “Quỹ” Health Reimbursement) là quỹ hoàn trả tiền, cho phép sở làm cấp tiền không bị trừ thuế cho nhân viên dùng để trả cho các chi phí y tế đủ tiêu chuẩn. Trước kia, Quỹ HRAs đi song song với bảo hiểm sức khỏe do sở trả, để hoàn trả số tiền nhân viên phải tự trả cho các chi phí y tế. Tuy nhiên, bắt đầu năm 2020, luật thay đổi và luật cho phép sở lập “Quỹ HRA cá nhân” thay vì mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, để nhân viên dùng tiền trong quỹ này tự mua bảo hiểm cá nhân cho họ (mua trong Thị Trường Bảo Hiểm Sức Khỏe hay ngoài Thị Trường) và trả cho các chi phí y tế đủ tiêu chuẩn.

    Luật mới cũng cho phép sở làm có mua bảo hiểm cho nhóm được lập quỹ HRA ngoại lệ “excepted benefit HRA” là quỹ hoàn trả tiền cho nhân viên (lên đến $1,800 trong năm 2020)— dù cho nhân viên từ chối nhận bảo hiểm sức khỏe của sở-- cho các chi phí bảo hiểm sức khỏe ngắn hạn, bảo hiểm mắt và răng, cũng như các chi phí y tế đủ tiêu chuẩn, nhưng không phải cho bảo hiểm sức khỏe toàn diện.

    Quỹ “qualified small employer HRA” (quỹ của sở làm nhỏ đủ tiêu chuẩn) cho phép các cơ sở thương mại có ít hơn 50 nhân viên và không mua bảo hiểm sức khỏe cho nhóm, được cấp tiền cho nhân viên để họ trả tiền bảo hiểm sức khỏe cá nhân hàng tháng, cũng như tiền phụ trả, tiền trả trước và các chi phí y tế đủ tiêu chuẩn. (trong năm 2020 là $5,250 cho nhân viên độc thân và $10,600 cho nhân viên lập gia đình.)

    Để biết thêm chi tiết, xin viếng trang Investopedia.com tại HealthCare.gov và trang MarketWatch.com. Nếu sở làm có quỹ HRA, quý vị nên duyệt qua chi tiết trong các giấy tờ về quỹ HRA.

    Quỹ Chi Phí FSA (Flexible Spending Account)

    Trong lãnh vực chăm sóc sức khoẻ, FSA là quỹ đặc biệt cho phép nhân viên có bảo hiểm ở sở làm được trích ra sẵn một số tiền lương để trả cho các chi phí y tế nhân viên phải tự trả. Trong thời hạn Ghi Tên Gia Nhập, quý vị chọn số tiền là bao nhiêu sẽ được khấu trừ từ ngân phiếu tiền lương cho cả năm để bỏ vào quỹ FSA. Tiền trong quỹ này không bị đánh thuế, quý vị tiết kiệm được bao nhiêu tiền thuế còn tùy vào mức thuế của quý vị được tính ở cấp nào. Quý vị có thể dùng quỹ FSA để trả lệ phí phụ trả, tiền trả trước, tiền thuốc và các phí tổn y tế nào đủ tiêu chuẩn.

    Tiền đóng vào quỹ FSA của nhân viên được Sở Thuế Vụ (IRS) quy định chỉ được bỏ vào tối đa là $2,750 cho năm 2020. Tuy nhiên, hãng bảo hiểm của quý vị có thể có con số thấp hơn hàng năm. Sở làm có thể đóng góp vào quỹ FSA cho quý vị, nhưng không bắt buộc, và nhiều sở không đóng.

    Toàn bộ số tiền “tuyển chọn” vào quỹ FSA (tổng số tiền quý vị “tuyển chọn” để đóng vào quỹ trong năm đó) có sẵn ngay ngày đầu tiên của năm quý vị dự định sẽ dùng để trả cho bất kỳ các chi phí nào dù nó lên đến mức ấn định (ngay cả khi quý vị chưa đóng hết số tiền lên tới mức ấn định vào quỹ bằng tiền trích ra từ mỗi ngân phiếu tiền lương), và tiền trong quỹ sẽ giảm khi quý vị dùng nó. Một số quỹ FSA cấp thẻ tín dụng để quý vị trả cho các chi phí y tế. Còn không, quý vị sẽ phải nộp giấy biên nhận để được hoàn trả.

    Điều quan trọng quý vị phải tính toán thật chính xác các phí tổn y tế sẽ phải trả khi đóng vào quỹ FSA (số tiền sẽ được khấu trừ từ ngân phiếu tiền lương của quý vị) vì điều lệ của Sở Thuế Vụ là “dùng nó hay mất nó.” Trong nhiều, phải nói là đa số bảo hiểm, tiền trong quỹ FSA không dùng hết trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên tới ngày cuối của “năm dự định” dùng, sẽ bị mất hết. (Nếu sở làm muốn, họ có thể một là cho phép nhân viên chuyển số tiền lên tới $500 trong quỹ FSA sang qua năm tới cho các dự tính chi tiêu y tế, hai là nộp biên nhận chi phí y tế nào chính đáng trong thời hạn chuyển tiếp (grace period) của hai tháng phụ trội và 15 ngày sau năm dự định tiêu tiền đã chấm dứt.)

    Quý vị không được thay đổi số tiền đã “tuyển” vào trong quỹ FSA trong năm có bảo hiểm, trừ khi quý vị có các biến cố chính đáng (như thay đổi sở làm hay tình trạng gia cảnh) và bảo hiểm của sở cho phép quý vị thay đổi.

    Để biết thêm chi tiết, xin đọc “Health Saving Accounts and Other Tax-Favored Health Plans” trong trang mạng của sở Thuế Vụ IRS (https://www.irs.gov/pub/irs-pdf/p969.pdf).

    Gia Nhập

    Trong đa số trường hợp, quý vị có thể gia nhập vào bảo hiểm sức khoẻ của sở làm khi quý vị bắt đầu làm việc hay sau khi hết thời hạn thử việc. Một khi đã gia nhập, quý vị có thể thay đổi bảo hiểm (đổi loại bảo hiểm, thêm hay bỏ các lựa chọn, thêm hay loại bỏ tên người phụ thuộc v.v.) chỉ trong thời hạn Ghi Tên Gia Nhập (thường là vài tuần trong mùa thu), trừ khi quý vị có trong “diện đủ tiêu chuẩn để đổi.”

    Các biến cố trong cuộc sống khiến quý vị đủ tiêu chuẩn thay đổi bảo hiểm không trong thời hạn Ghi Tên Gia Nhập. Biến cố bao gồm: sanh con hay nhận con nuôi, bổng lộc của quý vị hay vợ/chồng của quý vị trong sở thay đổi; chồng/vợ hay người phụ thuộc chết; lập gia đình, ly dị hay ly thân. Quý vị thường phải thông báo cho sở biết trong vòng 30 ngày khi biến cố xảy ra.

    Nếu quý vị mất bảo hiểm

    Nếu bị mất việc hay giờ làm bị cắt xuống dưới mức giờ ấn định được có bảo hiểm của sở, Sắc Luật “Consolidated Omnibus Budget Reconciliation Act (COBRA) cho quý vị tiếp tục có bảo hiểm sức khoẻ với giá bảo hiểm của sở làm, nếu quý vị tự trả đủ tiền bảo hiểm hàng tháng. Bảo hiểm COBRA thường được tới 18 tháng, nhưng quý vị có thể đủ tiêu chuẩn kéo dài tới 36 tháng trong một số hoàn cảnh hạn chế.

    Giá tiền đóng bảo hiểm của quý vị sẽ cao hơn (thường rất nhiều) so với giá sở trả một phần tiền hàng tháng cho quý vị, nhưng nó vẫn thấp hơn giá bảo hiểm cá nhân. Tuy nhiên, quý vị nên sem xét các lựa chọn khác.

    Nếu đã lập gia đình và vợ/chồng của quý vị có bảo hiểm sức khoẻ ở sở, nên tìm hiểu quý vị có được vào bảo hiểm của họ hay không. --tiền trả có thể rẻ hơn COBRA.

    Một lựa chọn khác là mua bảo hiểm trong Thị Trường Bảo Hiểm Sức Khoẻ (Health Insurnce Marketplace). Ngày nào quý vị còn có bảo hiểm ở sở, là loại bảo hiểm giá rẻ và đạt tiêu chuẩn bảo hiểm tối thiểu (hầu hết là đạt), quý vị không cần mua bảo hiểm qua Thị Trường vì chẳng có lợi gì. Nhưng một khi bảo hiểm của sở chấm dứt, quý vị có thể đủ tiêu chuẩn được tín dụng giảm thuế hay được chính phủ phụ đóng tiền bảo hiểm khi quý vị mua bảo hiểm qua Thị Trường Bảo Hiểm.

    Thông thường sẽ có thời gian gia hạn thêm (thường từ 30 hay 60 ngày) để quý vị có thể ghi tên gia nhập vào một loại bảo hiểm khi thời hạn Ghi Tên Gia Nhập chính thức đã qua. Nếu quý vị bỏ lỡ thời gian gia hạn thêm này, quý vị sẽ phải chờ cho đến thời hạn Ghi Tên Gia Nhập lần tới.

    Khiếu nại

    Nếu muốn khiếu nại về bảo hiểm sức khoẻ của sở, quý vị nộp thơ khiếu nại tới cơ quan phục vụ khách hàng có bảo hiểm sức khoẻ. Quý vị cũng có thể gởi thơ đến cơ quan điều hành bảo hiểm sức khỏe trong tiểu bang quý vị ở. Nó có thể là Cơ Quan Phụ Trách Bảo Hiểm (Department of Insurance) (tìm trong: https://www.naic.org/documents/members_membershiplist.pdf), Cơ Quan Quản Lý Chăm Sóc Sức Khoẻ (nếu tiểu bang quý vị ở có một trong hai cơ quan này) hoặc cơ quan nào tương tự như vậy. Nếu muốn sở của quý vị lưu tâm đến khiếu nại của quý vị, chia sẻ với người đại diện HR/Benefits trong sở.

    Nguồn Giúp Đỡ

Published / Reviewed Date

Published: March 20, 2020

Download File

Get Covered: Understanding your employer-sponsored health plan (Vietnamese)
File Name: Employer_Sponsored_Health_Plans_2019_VN.pdf
File Size: 2.78MB

Sponsors

Notes

Dự Án Hướng Dẫn về Bảo Hiểm do cơ quan Consumer Action biên soạn và hướng dẫn.

Filed Under

Insurance   ♦   Medical/Healthcare   ♦  

Copyright

© 2020 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.

 

Tags/Keywords

 
 

Quick Menu

Facebook FTwitter T