Money Management 1-2-3: THREE: Planning a Secure Future (Vietnamese)

Quản Lý Tài Chánh 1-2-3: Hoạch Định Tương Lai An Toàn

Phần 3: Loạt bài “Quản Lý Tài Chánh 1-2-3: Nên Khôn Ngoan Về Tài Chánh Cho Cả Đời Của Quý Vị” tập trung vào các kỹ năng căn bản để quản lý tiền bạc ở mức ban đầu, trung bình và cấp cao. Phần ba, Hoạch Định Tương Lai An Toàn, tập trung về nghỉ hưu, bỏ tiền vào quỹ tiết kiệm và bảo vệ tài sản sinh lời của quý vị. Các đề tài bao gồm dùng tiền đầu tư và tiền sinh lời từ nhà, có đủ bảo hiểm thích đáng, quản lý phí tổn khám bệnh, các bước đầu lập di chúc tài sản, và về một số ông bà nội/ngoại có nuôi thêm một gia đình.

The “Money Management 1-2-3: Be Smart About Money All Your Life” series focuses on basic money management skills at the beginner, intermediate and advanced level. Part three, Planning a Secure Future, focuses on leaving the workforce, funding your retirement and protecting what you've accumulated. Topics include tapping your investments and home equity, staying adequately insured, managing medical expenses, the basics of estate planning and, for some grandparents, raising a second family.

Đến một lúc nào đó, thời gian làm việc sẽ thay thế bằng thời gian nghỉ hưu. Những thay đổi về mức thâu nhập và chi tiêu có thể khó cho quý vị điều chỉnh lúc ban đầu. Để giai đoạn chuyển tiếp diễn ra suông sẻ, quý vị sẽ cần có các bước hoạch định và tiết kiệm vào những năm gần kề ngày về hưu.

Đầu tư cho tuổi thọ

Chuyện không có gì là hiếm nếu trong đời sống lứa đôi sẽ có một người thọ tới 90 tuổi hay cao hơn. Nghĩa là quý vị cần chuẩn bị sống không lương cho nhiều thập niên.

Để bắt đầu, nên tận dụng kế hoạch “bắt kịp dự phòng” quỹ hưu trí của quý vị. Nếu quý vị 50 tuổi hay cao hơn, nên bỏ thêm tiền vào quỹ hưu trí IRA (individual retirement account), 401(k) hay các quỹ hưu trí khác mỗi năm. Số tiền được bỏ vào mỗi năm khác nhau. Nên viếng trang mạng của Sở Thuế Vụ IRS (Internal Revenue Service) (www.IRS.gov/Retirement-Plans/Plan-Participant-Employee/Retirement-Topics-Contributions) hay hỏi văn phòng hành chánh ở sở làm để biết thêm chi tiết.

Nhiều chuyên viên tài chánh nói rằng ngay cả người 
về hưu cũng cần đầu tư sinh lời và gia tăng mức thâu nhập – hay nói cách khác, đầu tư vào cổ phần và công khố phiếu – để có đủ tiền cho tuổi thọ. Các cách tiết kiệm bảo thủ (ít rủi ro) không đủ xài cho hết đời. Kế hoạch đầu tư sẽ tốt hơn cho quý vị tuỳ vào nhiều yếu tố, bao gồm sức chịu đựng rủi ro và nguồn tài chánh. Muốn biết thêm chi tiết, xin vào trang mạng hướng dẫn cho người đầu tư của Nha Thanh Tra Securities & Exchange (www.Investor.gov). Nên chọn tham vấn với một chuyên viên tài chánh chỉ tính lệ phí hơn là chọn người nào nhận tiền hoa hồng qua tiền đầu tư của quý vị (www.SEC.gov/investor/pubs/invadvisers.htm).

Tiền hưu trí

Tuỳ theo năm sinh của quý vị, tuổi để lãnh trọn vẹn tiền hưu An Sinh Xã Hội là ở lứa tuổi từ 65 (1937 hay trước đó) tới 67 (1960 trở về sau). Quý vị có thể bắt đầu nhận được tiền hưu An Sinh Xã Hội sớm nhất là 62 tuổi, nhưng bắt đầu lãnh tiền hưu vào những năm trước khi đúng tuổi về hưu sẽ giảm tiền hưu hàng tháng suốt đời. Chờ đến khi 70 tuổi, tiền hưu sẽ được lãnh tối đa hàng tháng. Xin xem trang mạng sau để biết thêm chi tiết www.SSA.gov/planners/retire/retirechart.html.

Để ước tính tiền lương hưu hàng tháng tùy theo độ tuổi, quý vị nên tạo một trương mục trên mạng điện toán tại “my Social Security” (www.SSA.gov/myaccount/). Sở An Sinh Xã Hội (Social Security Administration-SSA) mỗi năm có gởi bản tường trình đến các nhân viên tuổi từ 60 trở lên chưa lãnh tiền An Sinh Xã Hội và họ chưa mở trương mục trên mạng điện toán. Tuy nhiên, quý vị không nhận được thường xuyên bản tường trình này để theo dõi trương mục của quý vị có các sơ sót gì không và để hoạch định tương lai hưu bổng cho quý vị, vì thế nên ghi danh mở một trương mục trên mạng điện toán hôm nay. Còn một cách khác nữa là quý vị nộp Đơn 7004 (www.SocialSecurity.gov/myaccount/materials/pdfs/SSA-7004.pdf) mỗi khi quý vị muốn in ra bản sao (chờ từ bốn đến sáu tuần).

Trong bối cảnh bình thường, các quỹ tiết kiệm hưu trí IRA, 401 (k), hưu bổng, quỹ trả mỗi tháng (annuities) và các quỹ tiết kiệm hưu trí khác chỉ được lãnh khi đúng 59 ½ tuổi để không bị phạt. Tuy nhiên, người đi làm có thể lãnh tiền tiết kiệm từ quỹ 401(k) hay các quỹ tương tự trước 59 ½ tuổi nhưng không bị phạt nếu họ về hưu, nghỉ việc hay bị đuổi khi ít nhất là 55 tuổi. Quý vị kiểm tra với phòng hành chánh để biết thêm về các luật lệ trước khi tính đến lựa chọn này.

Quý vị có thể rút tiền ra từ quỹ tiết kiệm Roth IRA lúc nào cũng được và không bị đóng phạt, nhưng quý vị chỉ có thể rút tiền phải đóng thuế trong quỹ hưu trí và không bị phạt khi 59 ½ tuổi và quỹ hưu trí phải tồn tại tối thiểu là năm năm. (Có vài trường hợp đặc biệt.) Đế biết thêm chi tiết xin xem www.Schwab.com/public/schwab/investing/retirement_and_planning/understanding_iras/roth_ira/withdrawal_rules.

Quý vị cũng có thể rút tiền từ quỹ tiết kiệm hưu trí trước khi 59 ½ tuổi mà không bị phạt nếu quý vị đạt tiêu chuẩn trong diện nghèo khó cần rút tiền ra, hay nếu quý vị rút bằng với số tiền Sở Thuế Vụ IRS tính toán và cho rút đều đặn theo lịch trình. Để biết thêm chi tiết, xin xem www.Bankrate.com/finance/retirement/penalty-free-401-k-ira-withdrawals-1.aspx.

Cách quý vị rút tiền hưu trí ra là một quyết định tài chánh quan trọng, và đừng để đến phút chót mới làm. Quý vị nên bàn với cố vấn viên tài chánh hay chuyên viên khai thuế trước khi quyết định để đừng bị đóng tiền phạt hay đóng thuế.

Các quỹ không phải là quỹ hưu trí cho quý vị rút tiền ra lúc nào cũng được mà không bị phạt, đây là một lý do chính đáng để tiếp tục tiết kiệm cho dù sau khi quý vị đã bỏ tiền tới mức tối đa vào quỹ hưu trí của sở làm và quỹ IRA.

Mượn tiền sinh lời từ nhà (home equity loans)

“Home equity” là tiền nhà sinh lợi trừ đi số tiền còn nợ nhà. Lãi xuất cho mượn từ tiền “home equity” thường thấp hơn các lãi xuất tín dụng cho người tiêu thụ hay các loại cho vay khác. Và lãi xuất quý vị trả đôi khi được trừ thuế.

Mượn tiền sinh lời từ nhà có thể là công cụ tốt cho nhiều người chủ căn nhà, nhưng nó cũng đem lại rắc rối. Quý vị có thể bị mất nhà (nhà bị xiết) nếu quý vị không trả được nợ mỗi tháng.

Nếu quý vị quyết định mượn số tiền sinh lời từ căn nhà, chọn chủ nợ có uy tín. Có nhiều chủ nợ gian manh cố ý cho người già chủ căn nhà mượn tiền với giá cao khiến họ không thể trả được nợ, chủ nợ bèn xiết nhà. Nên cảnh giác với chủ nợ nào dùng nhà của quý vị như vật thế chấp.

Duyệt qua hợp đồng mượn tiền với người nào quý vị tin tưởng. Nhiều hội đồng địa phương giám sát luật sư, hội cao niên và đại học có cung cấp dịch vụ pháp lý với giá hạ. Nên liên lạc với cơ quan tham vấn được chính quyền thừa nhận để được chỉ dẫn (www.HUD.gov/offices/hsg/sfh/hcc/hcs.cfm).

Cầm Nhà (Reverse Mortgage)

Loại nợ này thường cho người già chủ căn nhà (thường từ 62 tuổi trở lên) còn nợ tiền nhà ít hay đã trả hết nhưng muốn cầm nhà với số tiền bằng giá trị căn nhà, nhưng không phải trả nợ hàng tháng nếu họ còn ở trong căn nhà đó. Người mượn nợ có thể nhận một món tiền lớn, món tiền trả hàng tháng, mức tín dụng hay tổng hợp của mọi thứ.

Lãi suất nợ dồn lên và phải trả hết nợ khi bán nhà hay khi người mượn nợ cuối cùng chết. Nếu người thừa kế muốn giữ căn nhà, họ phải có đủ khả năng trả hết nợ (tái mượn nợ để trả hết nợ cầm nhà là một lựa chọn). Còn không, nếu giá trị căn nhà cao hơn tiền còn nợ, người chủ căn nhà hay người thừa kế sẽ giữ phần tiền chênh lệch giữa tiền bán nhà và tiền nợ phải trả. Nếu tiền nợ cao hơn giá trị căn nhà, chủ nợ không thể đòi được trả thêm.

Người nộp đơn xin mượn tiền qua dịch vụ mang tên “Reverse mortgage” phải qua thủ tục “kiểm tra tài chánh” bởi chủ nợ, bao gồm duyệt điểm tín dụng, vì chủ nợ muốn biết chắc người xin mượn tiền có thể trả được các chi phí trong căn nhà họ làm chủ (bảo trì, thuế thổ trạch, bảo hiểm, v.v.). Loại nợ này cũng thường buộc người mượn tiền phải gặp tư vấn viên về nhà có giấy phép của chính phủ trước khi nộp đơn mượn tiền. Xin gọi HUD (800-569-4287) để được giới thiệu đến các tư vấn viên này trong tiểu bang quý vị ở.

Cầm nhà không phải tốt hết cho mọi người. Loại nợ này tiền lời khá cao. Nếu quý vị định dọn đi sớm hay không cần nhiều tiền, đây không phải là lựa chọn tốt cho quý vi.

Nếu quý vị nhận trợ cấp của chính phủ tiểu bang hay liên bang, như Medicaid hay SSI, quý vị phải tiêu hết số tiền nhận từ nợ cầm nhà trong tháng mà quý vị lãnh trợ cấp chính phủ, nếu không, diện được lãnh trợ cấp của quý vị sẽ gặp rắc rối. Nên tham vấn với cố vấn viên để được hướng dẫn.

Bảo vệ tài sản

Thật khó để lấy lại được những tài sản bị mất vì hoả hoạn, tai nạn xe hay kiện tụng. Khi tài sản của quý vị gia tăng, quý vị cần có đủ bảo hiểm cho tài sản đó. Bao gồm bảo hiểm sức khoẻ, xe và nhà hoặc bảo hiểm thuê nhà.

Rủi ro lớn nhất là không đủ bảo hiểm. Điều quan trọng quý vị cần mua thêm bảo hiểm khi nhu cầu càng tăng. Cứ cách vài năm, quý vị nên duyệt qua hợp đồng bảo hiểm, và khi có các thay đổi rõ rệt trong đời sống (thí dụ, mới nuôi chó, hay con cái mới lái xe) hoặc tài sản của quý vị (thí dụ nhà mới xây thêm hay có xe mới.)

Nếu quý vị có tài sản cụ thể, nên nghĩ đến mua một bảo hiểm bao hết mọi thứ. Bảo hiểm phụ trội này không đắt, nó bảo vệ thêm khi bảo hiểm chính của quý vị đã trả đến mức tối đa thiệt hại cho nhà đứng tên, nhà thuê hay xe. Nên nghĩ đến những số lần kiện tụng và tiền được bồi thường thiệt hại, một bảo hiểm bao mọi thứ giúp bảo vệ thêm các tài sản quan trọng.

Để biết thêm chi tiết về bảo hiểm, xin xem trang mạng của Viện Cung Cấp Thông Tin về Bảo Hiểm (www.III.org) hay tại trang mạng của Cơ Quan Consumer Action, tựa đề Hướng Dẫn Bảo Hiểm (www.Insurance-Education.org)

Bảo hiểm chăm sóc dài hạn

Bảo hiểm chăm sóc dài hạn trả cho các tốn phí phụ giúp cho các sinh hoạt hàng ngày như ăn, tắm và thay áo quần, tại nhà hay tại viện dưỡng lão nơi chăm sóc cho người bệnh. Bảo hiểm “medicare” và hầu hết các hãng bảo hiểm tư nhân chỉ trả cho “skilled care” (chăm sóc cần người chuyên môn), họ không trả cho chăm sóc “custodial” (vệ sinh). Khác với bảo hiểm xe và nhà, chủ nợ buộc người mượn tiền phải mua, bảo hiểm chăm sóc dài hạn không bắt buộc.

Nói chung, tiền trả bảo hiểm – và nguy cơ đơn của quý vị có thể bị bác – tăng theo số tuổi. Nhiều chuyên gia khuyên người tiêu thụ muốn mua bảo hiểm chăm sóc dài hạn nên mua khi còn trong độ tuổi 50, khi tiền bảo hiểm tương đối còn rẻ.

Nếu quý vị muốn mua bảo hiểm chăm sóc dài hạn, nên đọ giá để tìm giá tốt và biết bảo hiểm sẽ trả cho cái gì và điều kiện của hợp đồng. Thí dụ, hợp đồng có ghi sẽ trả cho các chăm sóc liên quan tất cả bệnh tình không? Có thời hạn chờ trước khi bảo hiểm trả, và trả trong bao lâu? Tiền bảo hiểm có tăng không?

Để biết thêm về bảo hiểm chăm sóc dài hạn, xin vào www.LongTermCare.gov.

Phí tổn Khám Bệnh

Để tránh không bị phạt, quý vị nhớ ghi danh xin bảo hiểm Medicare trong 7 tháng đầu của thời hạn ghi danh – từ ba tháng trước tháng quý vị đúng 65 tuổi theo khai sanh đến ba tháng sau ngày sinh nhật – nếu quý vị không có bảo hiểm của sở (sở của quý vị hay bảo hiểm phía người vợ/chồng) hay nếu quý vị thích bảo hiểm Medicare hơn bảo hiểm của sở. Sau 65 tuổi, ghi danh tám tháng trước khi nghỉ việc, cho dù quý vị có nhận COBRA hay bảo hiểm sức khoẻ hưu trí của sở làm. Để biết thêm chi tiết, xin đọc trang mạng của AARP (www.AARP.org/health/medicare-insurance/info-04-2011/medicare-enrollment.html).

Trước khi quý vị 65 tuổi, nên xem qua bảo hiểm Medicare Supplement Insurance (Medigap). Hãng bảo hiểm tư này trả cho tất cả các khoản tiền người mua bảo hiểm phải tự trả trước (deductibles,) trả phụ thêm (copayment) và đồng trả bảo hiểm mà quý vị có trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm Medicare Advantage – là một hợp đồng bảo hiểm sức khoẻ loại HMO hay PPO cung ứng bảo hiểm Medicare căn bản cộng thêm bao trả các phần bảo hiểm Medicare không trả – và quý vị không cần phải có thêm bảo hiểm này nếu mức thâu nhập của quý vị thấp và ít tài sản, vì tiểu bang của quý vị có thể có chương trình giúp đỡ. Để biết thêm chi tiết về các quy định của Medigap, xin vào www.Medicare.gov/supplement-other-insurance/medigap/whats-medigap.html. Để biết thêm về Hợp Đồng Medicare Advantage, xin xem https://www.medicare.gov/sign-up-change-plans/types-of-medicare-health-plans/medicare-advantage-plans.

Nếu quý vị về hưu lúc 65 tuổi (và trước khi bảo hiểm sức khoẻ Medicare cho người cao tuổi bắt đầu hiệu lực), hay nếu quý vị mất bảo hiểm sức khoẻ của sở làm và không thể kiếm được việc khác ngay, quý vị sẽ cần các bảo hiểm sức khoẻ khác.

Các lựa chọn khác bao gồm COBRA (Consolidated Omnibus Budget Reconciliation Act), cho quý vị tiếp tục mua bảo hiểm sức khoẻ với giá của sở đã trả cho hãng bảo hiểm. Quý vị sẽ phải trả tiền mỗi tháng cao hơn giá quý vị trả khi còn làm cho sở – cao hơn bao nhiêu tuỳ theo tỷ lệ giá cả sở làm đã trả cho quý vị trước đó. Nên liên lạc với sở làm của quý vị để biết quý vị có đủ tiêu chuẩn hay không. COBRA bảo hiểm trong vòng từ 18-36 tháng, do đó đây không phải là giải pháp lâu dài.

Nếu vợ/chồng hay bạn đời của quý vị có đi làm, họ có thể cho tên của quý vị vào hợp đồng bảo hiểm của họ. Công ty có thể trả hay không trả phần bảo hiểm mỗi tháng cho quý vị.

Quý vị cũng có thể mua bảo hiểm sức khoẻ từ chương trình “Mua Bán Bảo Hiểm Sức Khoẻ (Health Insurance Marketplace) của chính quyền liên bang, hay bảo hiểm sức khoẻ của tiểu bang. Chiếu theo Sắc Luật “Affordable Care Act,” (Trợ Giúp Mua Bảo Hiểm), quý vị có thể đủ tiêu chuẩn được chính phủ phụ trả tiền bảo hiểm. Xin viếng www.HealthCare.gov để biết thêm chi tiết và ghi danh. Tiền chính phủ phụ trả dựa trên mức thâu nhập và sẽ giảm xuống khi mức thâu nhập tăng lên. Nếu không đủ tiêu chuẩn được chính phủ phụ trả, quý vị nên nghĩ đến mua bảo hiểm cá nhân.

Nếu hoá đơn khám bệnh dồn lên và quý vị không thể trả được, văn phòng đòi nợ có thể liên lạc với quý vị. Nếu chuyện này xảy ra, quý vị cần biết quyền hạn của mình chiếu theo Sắc Luật “Fair Debt Collection Practices Act” (FDCPA). Để biết thêm chi tiết, xin đọc bản tin xác thật của Cơ Quan Consumer Action. (www.Consumer-Action.org/english/library/C428). Hay tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan tham vấn tín dụng vô vụ lợi (www.NFCC.org hoặc 800-388-2227).

Nếu quý vị nợ ngập đầu, khai phá sản có thể là một chọn lựa. Khai phá sản có thể thiệt hại đến tín dụng của quý vị, nhưng nó cho quý vị một khởi đầu mới khi quý vị cần nó nhất. Có nhiều luật lệ và điều kiện khi khai phá sản. Xin viếng trang mạng của National Association of Consumer Bankcruptcy Attorney (Hội Luật Gia Chuyên Về Khai Phá Sản) (www.NACBA.org) để tìm một luật sư. U.S. Trustee Program (www.Justice.gov/ust/) cung cấp tin tức và có “link” dẫn đến cơ quan tham vấn trước khi khai phá sản. Cơ Quan Consumer Action cung cấp hướng dẫn miễn phí về khai phá sản cơ bản (https://www.consumer-action.org/vietnamese/articles/personal_bankruptcy_vn).

Ông bà nuôi cháu

Nhiều ông bà nuôi cháu ngày nay và trải qua tình trạng tài chánh khó khăn vì phải nuôi một gia đình khi về già. Nếu quý vị nằm trong trường hợp này, điều quan trọng là đừng phá vỡ quỹ hưu trí của quý vị: Nếu quý vị ngưng bỏ tiền vào quỹ hay lấy một số tiền lớn ra khỏi quỹ khi trong tuổi 50 hay sau này, quý vị không còn nhiều thời gian nữa để gầy dựng lại tổ trứng tiết kiệm của quý vị.

Nếu cần được giúp đỡ để đủ tiền sinh sống, quý vị nên tận dụng nhiều chương trình trợ giúp tài chánh và phúc lợi có sẵn cho gia đình ông bà nội/ngoại được quyền giám hộ đứa bé. Xin viếng trang Grandfamilies.org (http://www.grandfamilies.org/State-Fact-Sheets) để có danh sách các nguồn giúp đỡ cụ thể trong tiểu bang cho các ông bà nội/ngoại và các thân nhân trong gia đình đang nuôi con nhỏ.

Tình trạng thuế của quý vị hầu như sẽ thay đổi khi quý vị bắt đầu chăm sóc cho các cháu ruột, xin cảm ơn các chương trình như “Child Tax Credit” và các tiêu chuẩn được trừ nhiều thuế. Xin viếng trang IRS.gov để biết các loại trừ thuế nào quý vị đủ điều kiện hưởng.

Đừng dại ký tên chung vào giấy mượn tiền học cho cháu của quý vị. Nếu nó không trả lại nợ, quý vị là người chịu trách nhiệm. Nếu quý vị không trả nợ học phí chính phủ liên bang cho mượn, chính phủ có thể lấy đi 15 phần trăm trong ngân phiếu lãnh tiền An Sinh Xã Hội của quý vị và lấy bất kỳ tiền thuế hoàn trả nào cho quý vị. Nếu không trả nợ học phí mượn từ chủ nợ tư, chủ nợ có thể kiện và quý vị bị Toà bắt phải trả hết tiền nợ cộng thêm tiền.

Hoạch định di chúc tài sản

Lập di chúc tài sản không chỉ cho người giàu. Không cần biết giá trị tài sản của quý vị sau khi trừ thuế đáng giá bao nhiêu, quý vị cần làm một di chúc tài sản có thể trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Tôi muốn ai thừa hưởng tài sản và bất động sản cá nhân của tôi?
  • Tôi muốn ai chăm sóc cho con nhỏ của tôi?
  • Tôi muốn ai xử lý tiền bạc cho con nhỏ của tôi?
  • Tôi muốn ai thay mặt tôi quyết định tài chánh khi tôi không còn tỉnh táo.
  • Tôi muốn ai thay mặt quyết định chữa trị cho tôi khi tôi không còn tỉnh táo.
  • Loại chữa trị nào tôi muốn hay không muốn nếu tôi không thể nói được ý nguyện của tôi?
    • Các câu trả lời cho các câu hỏi này phải được tìm thấy trong di chúc, giấy uỷ quyền, giấy uỷ thác chăm sóc sức khoẻ (uỷ quyền sức khoẻ) và trong giấy di chúc khi còn sống.

      Ngoài việc nêu lên nguyện ước của quý vị, mục đích chính lập di chúc tài sản là để tránh bị đánh thuế toà án “probate” và được giảm thuế. (“Probate” là tiến trình pháp lý giải quyết các vụ việc cuối cùng của người quá cố.) Đối với một số người, nó mang ý nghĩa làm một quỹ di chúc.

      Cho dù có nhiều nhu liệu điện toán và hướng dẫn về lập di chúc tài sản, quý vị nên nghĩ đến tư vấn với một luật sư có kinh nghiệm trong tiểu bang quý vị ở (luật mỗi tiểu bang khác nhau). Nhất là nếu quý vị trong hoàn cảnh phức tạp, như gia đình gồm nhiều phía, bạn đời không làm giấy hôn thú hay có con nhỏ.

      Nếu quý vị có email, mạng xã hội, và các trương mục mạng điện toán khác (blogs, hình ảnh, thư viện nhạc, trữ liệu cloud, v.v.), quý vị cần làm kế hoạch trước sẽ cho ai được vào các trương mục này hay cách quý vị muốn nó được huỷ ra sao trong máy điện số của quý vị. Để biết thêm chi tiết, xin đọc tài liệu “Digital Estate Planning” (Di Chúc Tài Khoản Điện Số) của báo Consumer Actions News.

      Để biết thêm chi tiết về làm di chúc tài sản xin xem www.Nolo.com

Published / Reviewed Date

Reviewed: September 12, 2019

Download File

Money Management 1-2-3: THREE: Planning a Secure Future (Vietnamese)
File Name: CA_MM123_Advanced_2019_VN.pdf
File Size: 0.16MB

Sponsors

Notes

Ấn bản này được sự tài trợ bởi Dự Án Quản Lý Tiền Bạc của Cơ Quan Consumer Action.

Filed Under

Insurance   ♦   Investing   ♦   Medical/Healthcare   ♦   Mortgages   ♦   Money Management   ♦  

Copyright

© 2010 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.

 

Tags/Keywords

 
 

Quick Menu

Facebook FTwitter T