Money Management 1-2-3: TWO: Achieving Financial Goals (Vietnamese)
Quản Lý Tài Chánh 1-2-3: Hoàn thành mục tiêu tài chánh
Phần 2: Loạt bài “Quản Lý Tài Chánh 1-2-3: Nên Khôn Ngoan Về Tài Chánh Cho Cả Đời Của Quý Vị” tập trung vào các kỹ năng căn bản để quản lý tiền bạc ở mức ban đầu, trung bình và cấp cao. Phần hai, Hoàn Thành Mục Tiêu Tài Chánh, trình bày cập nhật ngân quỹ của quý vị, sung túc thêm tổ trứng tiết kiệm và bảo vệ tài sản của quý vị. Các đề tài bao gồm cân bằng ngân quỹ và quản lý nợ, tiết kiệm và đầu tư, chủ nhân căn nhà và bảo hiểm.
The “Money Management 1-2-3: Be Smart About Money All Your Life” series focuses on basic money management skills at the beginner, intermediate and advanced level. Part two, Achieving Financial Goals, addresses updating your budget, accumulating a nest egg and protecting your assets. Topics include budgeting and debt management, saving and investing, homeownership and insurance.
Publication Series
- This publication is part of the Money Management 1-2-3 training module.
Download File
PDF files may contain outdated links.
Money Management 1-2-3: TWO: Achieving Financial Goals (Vietnamese)
File Name: CA_MM123_Intermediate_2019_VN.pdf
File Size: 0.18MB
Languages Available
Table of Contents
Cách quý vị quản lý tài chánh trong thời gian làm việc sẽ ảnh hưởng vô cùng đến cuộc sống của những năm sau này. Mục tiêu chính trong thời gian này là gia tăng tài sản, để dành tiền về hưu và bảo vệ những gì quý vị đang có. Để đoạt được tất cả các việc này, quý vị sẽ phải tránh các ham muốn sống một cuộc sống quá khả năng tài chánh của quý vị.
Cập nhật ngân quỹ
Ngân quỹ của quý vị, hay kế hoạch chi tiêu, không nên cố định – nó cần thay đổi theo với tiền lương, chi phí và mục tiêu của quý vị. Các công cụ phần mềm và mạng điện toán giúp cho quý vị sửa đổi các con số nhanh chóng và dễ dàng. Đừng quên tiết kiệm là chi phí “cần thiết” trong ngân quỹ của quý vị. Nếu tiền lương của quý vị được tăng, trích ra tối thiểu một nửa tiền được tăng vào trong quỹ tiết kiệm.
Đối phó với Nợ Nần
Nếu quý vị có các món nợ ngoại trừ nợ tiền nhà, dùng tiền có thêm cho mục đích cụ thể (tiền thuế thâu nhập được trả về hay tiền thưởng, thí dụ) để trả hết nợ. Nếu quý vị không thể trả hết các chi tiêu cần thiết vì mắc nợ quá nhiều, nên gặp một cố vấn viên tài chánh để có thể giúp quý vị hạ giảm số tiền trả nợ qua một cơ quan chuyên lập kế hoạch trả nợ. Để tìm ra một cơ quan vô vụ lợi có uy tín, xin liên lạc với Cơ Quan National Foundation for Credit Counseling tại www.NFCC.org hay gọi số 800-388-2227.
Nếu quý vị nhận được cú gọi từ văn phòng đòi nợ, đừng tỉnh bơ. Làm như vậy, văn phòng đòi nợ có quyền dùng “default judgement” chống lại quý vị và tịch thâu tiền lương hay xiết tài sản của quý vị. Để biết thêm về các quyền hạn và cách tự bảo vệ quý vị, xin đọc ấn bản của Cơ Quan Consumer Action về văn phòng đòi nợ (http://www.consumer-action.org/modules/module_debt_collection).
Quân nhân và cựu quân nhân.
Các gia đình quân nhân có nhiều mục tiêu và trách nhiệm tài chánh giống như các gia đình dân sự khác, nhưng họ giáp mặt với một số thử thách độc nhất hơn, như di chuyển thường xuyên và phải ra trận. Các quân nhân và cựu quân nhân cũng thường là con mồi của các hành vi hà lạm và lừa lọc tài chánh. Nhưng bù lại, quân nhân và cựu quân nhân được hưởng nhiều quyền lợi do chính quyền đài thọ, được đủ tiêu chuẩn cho nhiều loại trợ giúp từ các tổ chức vô vụ lợi và được hưởng nhiều chương trình bảo vệ tài chánh dưới pháp luật.
Bản Tin của Cơ Quan Consumer Action phát hành “Servicemembers and Veterans Financial Empowerment Resource” cung cấp tin tức và nguồn giúp đỡ cho các gia đình quân nhân có thể trang trải chi tiêu. Bản tin Economic Survival Guide for Servicemembers and Veterans cũng của Cơ Quan giúp các gia đình quân đội bảo vệ tiền của họ, hiểu về quyền lợi và tìm nơi giúp đỡ hay nộp đơn khiếu nại nếu cần.
Tiền & Sự Thuyên Chuyển của Quân Nhân và Gia Đình (www.SaveAndInvest.org/file/document/money-mobility), của FINRA (Financial Industry Regulatory Authority), bao gồm thêm phần hướng dẫn đầu tư sâu rộng.
Thuế
Quý vị có thể nhận được tiền thuế EITC (Earned Income Tax Credit) là tiền thuế trả lại cho nhân công có mức thâu nhập thấp, nếu quý vị đủ tiêu chuẩn dựa theo các điều kiện của EITC. Quý vị phải khai thuế liên bang mới đòi được tiền thuế EITC về, cho dù lương của quý vị thấp nên quý vị thường không khai thuế. Các điều kiện về mức thâu nhập của EITC khác nhau mỗi năm. Để biết thêm chi tiết, xin đọc trang (www.consumer-action.org/vietnamese/articles/get_credit_for_your_hard_work_vi) của Cơ Quan Consumer Action hay viếng vwww.IRS.gov.
Để đủ tiêu chuẩn hưởng thuế EITC trả về, quý vị phải có số thẻ An Sinh Xã Hội (SSN) cho chính quý vị và cho mỗi đứa trẻ. Để nộp đơn xin số SSN, xin liên lạc với Sở An Sinh Xã Hội (www.SSA.gov hay 800-772-1213) và xin mẫu đơn Form SS-5.
Nếu quý vị muốn đủ tiêu chuẩn hưởng thuế EITC trả về cho mùa khai thuế hiện thời, quý vị có thể hỏi sở làm bao gồm phần tín dụng cho mỗi tấm ngân phiếu tiền lương thay vì chờ đến khi thuế trả về. Điền đơn W-5 của Sở Thuế Vụ IRS và đưa đơn này cho sở làm.
Nếu quý vị đã mua bảo hiểm sức khỏe của chính phủ qua các dịch vụ “market place” (hay “exchange”), đến tháng giêng quý vị sẽ nhận được đơn 1095-A của Sở Thuế Vụ IRS. Quý vị chỉ cần điền các chi tiết có trong đơn khi nhu liệu giúp khai thuế trên máy điện toán hỏi đến phần liệt kê này. Nếu quý vị đã nhận trước tín dụng bảo hiểm hàng tháng qua chương trình bảo hiểm sức khỏe của chính phủ (HealthCare.gov hay “exchange” của tiểu bang), quý vị có thể được trả lại tiền thuế nhiều hơn hay phải trả lại một phần hoặc phải trả hết tiền bảo hiểm sức khỏe quý vị nợ chính phủ, tùy theo mức thâu nhập của quý vị trong năm đó cao hay thấp hơn ước tính ban đầu của quý vị khi ghi tên vào chương trình bảo hiểm sức khỏe. Nếu sở làm trả tiền bảo hiểm sức khỏe hay quý vị có bảo hiểm cá nhân trong năm đó, tiền thuế của quý vị sẽ không thay đổi.
Nếu nợ tiền thuế, quý vị nên liên lạc với Sở Thuế Vụ IRS để dàn xếp kế hoạch trả nợ thuế nếu quý vị không thể trả hết cùng một lúc. Quý vị sẽ vẫn phải trả tiền phạt trả trễ và tiền lời. Nhưng với những người không dàn xếp trả nợ thuế cho IRS, tiền lương của họ có thể bị tịch thâu, bị sở thuế kiện vì mắc nợ thuế hay tài sản có giá trị bị xiết.
Nếu nợ thuế đưa đến tình trạng tài chánh khó khăn hay không thể giải quyết được qua các cách thông thường, nên liên lạc với Cơ Quan Taxpayer Advocate Service tại www.IRS.gov/Advocate hay gọi 877-777-4778 để được giúp đỡ.
Mục đích để tiết kiệm
Có các phương sách để tiết kiệm được dễ dàng hơn. Một trong các cách hay nhất là rút tiền tự động từ trương mục ngân phiếu sang trương mục tiết kiệm cho mỗi kỳ lương. Nếu quý vị chẳng thấy tiền, quý vị sẽ quên nó.
Tiết kiệm càng sớm và đều đặn chừng nào tốt chừng ấy, cho dù nó chỉ là vài đồng mỗi tuần hay mỗi tháng. Nhờ vào cái lãi kép, một người tiết kiệm đều đặn một số tiền nhỏ hồi còn trẻ sẽ có nhiều tiền hơn người mới tiết kiệm một số tiền lớn trong cuộc sống sau này.
Tận dụng các kế hoạch quỹ hưu trí do sở làm tài trợ như 401(k) hay 403(b). Tiền từ ngân phiếu tiền lương trước khi bị đánh thuế được tính toán, vì thế tiền khấu trừ trong ngân phiếu tiền lưng sẽ ít hơn số tiền quý vị đóng vào quỹ hưu trí. Nhiều sở làm cũng đóng thêm tiền vào quỹ hưu cho quý vị ở một mức giới hạn—tiền biếu không cho quý vị!
Tận dụng quỹ tiết kiệm không do sở làm tài trợ để được giảm thuế. Có hai loại quỹ tiết kiệm cá nhân IRA (individual retirement account):
- Quỹ tiết kiệm IRA truyền thống giúp người đủ tiêu chuẩn bỏ tiền vào quỹ được giảm thuế. Chỉ phải đóng thuế khi lấy tiền ra (gọi là “đóng góp”), khi đến tuổi 70½.
- Đóng tiền vào quỹ tiết kiệm Roth IRA thì thuế được khấu trừ trước trong số tiền đóng vào, nhưng nếu rút tiền ra không bị trừ thuế (bao gồm tiền lời kiếm được). Quý vị có thể đóng tiền vào quỹ này không giới hạn và không bị buộc phải rút tiền ra.
Nên đọc ấn bản của Sở Thuế Vụ IRS Publication 590-A để biết các quy định mới nhất của Sở Thuế Vụ, mức lương giới hạn và các trường hợp ngoại lệ.
Cho dù đa số các chuyên gia khuyên nên tiết kiệm tiền để về hưu hơn là để dành tiền cho con học đại học nếu nguồn tài chánh rất giới hạn, quý vị cũng nên biết về quỹ 529 là quỹ tiết kiệm học đại học do chính phủ tài trợ và các quỹ tiết kiệm cho học học khác. Một trang mạng tốt để bắt đầu là đọc ấn bản Hướng Dẫn Phụ Huynh Để Dành Tiền Cho Con Học Đại Học của tạp chí Consumer Report tại: (http://www.consumerreports.org/cro/2012/10/parents-guide-to-saving-for-college/index.htm).
Khi quý vị quyết định để dành tiền ở đâu, nên nhớ tính thời gian. Các quỹ quý vị cần lấy ra nhanh hay bất ngờ, như quỹ dự phòng trong trường hợp khẩn cấp, phải là quỹ linh động (dễ lấy ra). Các trương mục bao gồm tiết kiệm, “money market” và có thể là trương mục tiết kiệm ngắn hạn CDs (short-term certificates). Các trương mục này thường được hưởng tiền lời ít, nhưng mục tiêu của quý vị ở đây là an toàn và dễ lấy ra hơn là để sinh lời.
Trương mục CDs cho sinh lời cao hơn trương mục tiết kiệm, nhưng quý vị phải để tiền trong trương mục trong một kỳ hạn ấn định. Chọn kỳ hạn càng lâu, lãi xuất sinh lời càng cao. Trương mục CDs ngắn hạn - loại này phù hợp cho quỹ dự phòng cho trường hợp khẩn cấp - tiền sinh lời ít. Nếu quý vị rút tiền ra sớm, quý vị phải trả tiền phạt. Xin viếng www.Bankrate.com để so sánh lãi xuất sinh lời.
Khi quý vị ký thác tiền vào trong bất kỳ trương mục nào trong ngân hàng và tất cả các ngân hàng công đoàn đều được bảo hiểm bởi FDIC lên đến $250,000 cho chủ nhân của mỗi trương mục. Để biết thêm chi tiết về bảo hiểm FDIC và biết về công ty tài chánh nào được bảo hiểm, xin viếng www.FDIC.gov/deposit/deposits/. Thành viên của ngân hàng công đoàn có thể xem trang www.MyCreditUnion.gov để biết thêm chi tiết.
Công khố phiếu tiết kiệm của Hoa Kỳ được chính phủ bảo đảm và có thể mua trên mạng điện toán trong giá trị từ $50 đến $10,000 Mỹ kim. Khi quý vị mua một công khố phiếu tiết kiệm, quý vị cho chính quyền vay số tiền quý vị bỏ ra mua công khố phiếu. Thời gian trôi qua (lên đến 30 năm), công khố phiếu tiết kiệm sinh ra lời. Sau 12 tháng, quý vị có thể đổi giá trị công khố phiếu ra tiền mặt cộng với tiền sinh lời. Quý vị có thể đủ tiêu chuẩn không phải trả thuế cho công khố phiếu nào quý vị dùng để trả tiền học. Để biết thêm chi tiết, viếng www.SavingsBonds.gov.
Trương mục cá nhân IDAs (Individual development account) giúp các gia đình có mức thâu nhập thấp tiết kiệm tiền cho việc học hay huấn nghệ, mua nhà hay bắt đầu một thương nghiệp. Xin viếng a href="https://prosperitynow.org/map/idas" title="Prosperitynow website" target="_blank">https://prosperitynow.org/map/idas để tìm các cơ quan địa phương. Chọn Tiết Kiệm (www.ChooseToSave.org) cố vấn tiết kiệm để học đại học, mua nhà và hưu trí.
Nếu quý vị nhận trợ cấp chính phủ, hỏi cố vấn viên trợ cấp xem quý vị được để dành bao nhiêu mà không bị cắt tiền trợ cấp.
Đầu tư
Khi đầu tư, quý vị chấp nhận một số rủi ro để đánh đổi lấy cơ hội được phần thưởng nhiều hơn. Nói chung, khi muốn có cơ hội tiền sinh lợi nhiều hơn, rủi ro để mất một số tiền hay mất hết cũng cao hơn. Dù biết rằng tránh gặp rủi ro có vẻ hấp dẫn hơn, nhưng quý vị cũng cần có trương mục tiết kiệm của quý vị sinh lời ở tỷ lệ cao hơn tỷ lệ lạm phát nếu quý vị muốn có đủ tiền xài mãn đời. Chuyện này khó có thể xảy ra với trương mục tiết kiệm, công khố phiếu tiết kiệm và CDs. Mấu chốt ở đây là hiểu và biết quản lý rủi ro.
Cho dù quý vị tiết kiệm tiền cho hưu trí qua các quỹ của sở làm hay quỹ cá nhân, quý vị sẽ phải chọn đầu tư ra sao. Trang mạng giúp người đầu tư SEC (Securities & Exchange Commission) (www.Investor.gov) là khởi điểm tốt cho quý vị học về đầu tư, cũng như trang của FINRA ( www.FINRA.org/investors). Sách Investing for Dummies, tác giả Eric Tyson, là sách hướng dẫn dễ hiểu cho người mới đầu tư.
Nói chung, quý vị đầu tư đường dài và đa dạng (bỏ tiền vào nhiều nơi khác nhau), rủi ro cho quý vị sẽ thấp hơn. Nói một cách khác, đầu tư vào 20 cổ phần khác nhau trong 20 năm ít rủi ro hơn là chỉ đầu tư vào một cổ phần trong một năm.
Nhiều người hoàn thành bỏ tiền vào nhiều nơi khác nhau bằng cách đầu tư vào các quỹ chia chung (mutual funds). Quỹ mutual funds là tập hồ sơ đầu tư bao gồm cố phần, công khố phiếu và các cổ phiếu (securities) khác mà quần chúng có thể mua. Mỗi người đâù tư chia nhau các tiền lời, lỗ lã, và phí tổn” của quỹ này. Đâù tư vào mutual fund cũng có rủi ro bị mất tiền nhưng thấp hơn đâù tư vào cổ phần.
Khi chọn quỹ “mutual fund,” tìm loại có thành tích tốt lâu năm, không tính “nạp tiền” (lệ phí) khi mua và giữ cái lệ phí quản lý cũng như các lệ phí khác ở mức tối thiểu. Để biết thêm về Cách Mua Quỹ “Mutual Fund” xin xem trang (http://guides.WSJ.com/personal-finance/investing/how-to-buy-a-mutual-fund/) của nhật báo Wall Street Journal và trang Giới Thiệu Về Quỹ “Mutual Funds” của SEC (www.SEC.gov/investor/pubs/inwsmf.htm).
Nhiều người mua “mutual funds” trực tiếp với công ty bán hay mở qua trương mục môi giới với công ty như Charles Schwab, T.D. Ameritrade hay Fidelity. Nhiều “mutual funds” cho quý vị mua với giá tối thiểu là $50 Mỹ kim mỗi tháng qua đường dây chuyển tiền tự động từ trương mục ngân hàng của quý vị.
Nếu quý vị chọn mướn một cố vấn tài chánh, nên để ý họ có tính tiền hoa hồng từ tiền quý vị mua quỹ đầu tư, không cần biết các đầu tư này có sinh lợi hay không. Cũng có các cố vấn viên chỉ tính tiền lệ phí xác định, người này cho lời khuyên nhưng không hưởng lợi từ tiền đầu tư. FINRA giải thích trước những gì sẽ xảy đến khi quý vị mở một trương mục đầu tư môi giới, giải thích sự khác biệt giữa các loại công ty đầu tư chuyên nghiệp và để quý vị tìm hiểu về các công ty môi giới trước khi quý vị mướn họ (www.FINRA.org/investors/choosing-investment-professional). Consumer Reports là cơ quan bảo vệ người tiêu thụ có đường dẫn trên mạng điện toán: “Investment Company Guide” để giúp quý vị biết về các cơ sở môi giới bán bảo hiểm (www.ConsumerReports.org/cro/brokerage-services/buying-guide.htm).
Mướn hay mua nhà
Ở Hoa Kỳ, nguồn tài sản giầu có của đa số gia đình là giá trị căn nhà của họ. Ngoài chuyện gầy dựng nhà sinh lời (làm chủ căn nhà) trong tài sản của họ, chủ nhà được trừ thuế nhiều khiến mua nhà là chuyện có thể làm được.
Tốn phí để mua được một căn nhà bao gồm tiền nhà trả hàng tháng, tiền thuế bất động sản, bảo hiểm, sửa chữa và bảo trì. Quý vị cũng cần để dành tiền đặt cọc mua nhà trước khi quý vị đủ tiêu chuẩn mượn tiền mua nhà.
Mướn nhà thường bỏ tiền ra trước ít hơn (tiền đặt cọc bảo đảm và tiền mướn tháng đầu và tháng cuối, nhưng không phải trả tiền đặt cọc mua nhà hay tiền chốt giao kèo), mướn nhà cho sự tự do dọn đi bất cứ đâu và không tốn tiền sửa chữa, bảo trì và đóng thuế bất động sản. Tuy nhiên, quý vị không có sự tự do muốn làm gì với căn nhà đó cũng được, nhà mướn không sinh ra lời hay không được trừ thuế như làm chủ căn nhà và quý vị luôn gặp phải nguy cơ phải dọn ra.
Nếu quý vị chưa làm chủ căn nhà, nên nghĩ đến chuyện mua nhà nếu quý vị có thể mua một cách thoải mái, và nếu quý vị không định dọn đi trong vòng năm năm trở đi hay lâu hơn thế.
Quý vị nên biết thêm về cách ghi tên học lớp làm chủ căn nhà lần đầu tiên. Để tìm lớp học, xin liên lạc với Bộ Phát Triển Gia Cư và ThànhThị HUD (Department of Housing and Urban Development) tại www.HUD.gov/buying hay 800-569-4287.
Tiền nợ nhà
Tiền nợ nhà là tiền vay để mua một địa ốc. Nếu quý vị không trả lại nợ như đã hứa, chủ nợ có thể tịch biên, hay lấy lại bất động sản.
Loại cho vay cố định (fixed-rate mortgages) là loại có lãi xuất và tiền trả hàng tháng giống nhau cho suốt quãng thời gian vay. Còn loại cho vay không cố định (adjustable-rate mortgage (ARMs) là loại có lãi xuất dễ cho người mua nhà lần đầu tiên có thể trả được vì nó lãi xuất ban đầu và tiền trả hàng tháng tạm thời thấp. Trước khi chọn loại cho vay có lãi xuất không cố định (hay lãi xuất thay đổi), quý vị nên tìm hiểu lãi xuất và tiền trả hàng tháng lên đến bao nhiêu. Nợ nhà có thể kéo dài bất kỳ bao lâu, nhưng thông dụng nhất là 15 năm và 30 năm.
Ngân hàng, ngân hàng công đoàn, các công ty cho vay tiền mua nhà và các công ty tài chánh khác có cho vay tiền mua nhà. Cũng có một số cơ quan của chính phủ cho vay tiền mua nhà, như Cơ Quan Cựu Quân Nhân VA (Veteran Administration) và Bộ Gia Cư Liên Bang FHA (Federal Housing Administration), có các chương trình cho vay đặc biệt dễ hội đủ tiêu chuẩn để vay hơn.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của chủ nợ để chấp thuận hay từ chối đơn mượn tiền mua nhà của quý vị. Nhưng nói chung, quý vị để dành tiền đặt cọc nhiều chừng nào, tiền nợ sẽ thấp hơn và điểm tín dụng của quý vị cao hơn, và dễ mượn được tiền hơn. Để biết thêm chi tiết, đọc trang www.HUD.gov.
Làm Chủ Căn Nhà Thành Công
Làm chủ căn nhà thành công có nghĩa là:
- Trả nợ đúng kỳ hạn;
- Duy trì bảo hiểm nhà đầy đủ;
- Trả thuế bất động sản như quy định
- Trả lệ phí đúng thời hạn cho hội bảo quản khu nhà nếu quý vị trong khu này;
- Bảo trì căn nhà của quý vị cho tốt;
- Dự trữ tiền để cho các sửa chữa cần thiết và đổi mới; và
- Bảo vệ giá trị căn nhà và tránh bị tịch biên.
Nhiều chủ nhà cuối cùng tái mượn nợ hay mượn tiền trên giá trị căn nhà (nợ thứ hai) để tận dụng lãi xuất thấp, rút ngắn thời gian trả, kéo dài thời gian trả nợ (và giảm tiền nhà hàng tháng) hoặc rút tiền từ giá trị căn nhà đã sinh lời. Trong mọi trường hợp, nên so sánh tiền cho vay thật cẩn thận, và coi chừng các món nợ có các điều kiện bất lợi (thí dụ, tiền phạt trả hết nợ) hay tiền trả ban đầu thấp nhưng sau đó nhảy vọt lên mức bất lợi. Kiểm tra lãi xuất cho vay tại www.Bankrate.com, và chỉ mượn tiền từ chủ nợ có uy tín.
Phí tổn của loại mượn tiền từ giá trị căn nhà “home loan equity” hay “line of credit” có thể thấp và có thể là một lựa chọn tài chánh hay, nhưng nó có rủi ro. Nếu quý vị không thể trả lại tiền nợ như đã hứa, quý vị có thể mất căn nhà. HELOC (home equity line of credit) đặc biệt có rủi ro vì nó hoạt động như một thẻ tín dụng có mức tín dụng giới hạn cao.
Dấu hiệu đầu tiên là không trả được tiền nhà hàng tháng, quý vị nên liên lạc với cơ quan tư vấn nhà để tránh nhà bị tịch biên. Để tìm một cơ quan, tìm trong trang mạng của HUD (https://apps.hud.gov/offices/hsg/sfh/hcc/hcs.cfm hay gọi 800-569-4287).
Bảo hiểm
Nếu quý vị không có đủ bảo hiểm, quý vị có thể chịu sự mất mát đến nỗi thật khó hay không thể đền bù lại được. Có nhiều loại bảo hiểm cần thiết:
- Bảo hiểm xe: Loại bảo hiểm này bảo vệ quý vị và người khác không bị mất mát tài chánh khi có tai nạn xe cộ, trộm hay các hiểm họa khác. Bốn mươi chín tiểu bang buộc người lái xe phải mua một bảo hiểm xe tối thiểu. Nếu quý vị nợ tiền mua xe, chủ nợ cũng có thể buộc quý vị mua bảo hiểm đụng xe và bảo hiểm hai chiều.
- Bảo hiểm mướn nhà: Nó bảo vệ tư trang của quý vị không bị mất mát hay thiệt hại vì bị trộm, hỏa hoạn hay các hiểm họa khác. Bảo hiểm cũng thường trả cho các trách nhiệm về tai nạn và thương tích xảy ra trong nhà của quý vị. Bảo hiểm cho người mướn thường không đắt. (Bảo hiểm của chủ thuê mua không trả cho sở hữu của quý vị.)
- Bảo hiểm chủ căn nhà: Bảo hiểm chủ căn nhà trả cho các thiệt hại cho căn nhà và tư trang của quý vị, cũng như quý vị chịu trách nhiệm nếu có ai bị thương tích trong khu vực bất động sản của quý vị. Bảo hiểm trả cho các thiệt hại gây ra bởi lũ lụt hay động đất thường phải mua riêng.
- Bảo hiểm sức khỏe: Nếu quý vị không có bảo hiểm sức khỏe của sở làm hay của chính phủ mua cho, quý vị phải tự mua. Chiếu theo Sắc Luật Bảo Hiểm “Affordable Care Act” quý vị có thể đủ điều kiện được chính phủ phụ giúp trả tiền bảo hiểm sức khỏe. Xin viếng trang HealthCare.gov để biết thêm chi tiết.
- Bảo hiểm khuyết tật: Bảo hiểm này thay thế cho tỷ lệ thâu nhập của quý vị nếu quý vị không thể đi làm vì bị bệnh hay bị tai nạn. Có hai loại bảo hiểm khuyết tật: tạm thời và lâu dài. Nếu sở làm không mua bảo hiểm này cho quý vị, nên nghĩ đến mua một bảo hiểm cá nhân khuyết tật lâu dài.
- Bảo hiểm nhân thọ: Nếu người nào (thí dụ, phối ngẫu, bạn đời, con cái hay cha mẹ phụ thuộc tài chánh vào quý vị, vì thế, quý vị nên nghĩ đến chuyện mua bảo hiểm nhân thọ, để bảo hiểm trả tiền (“hưởng tiền tử tuất”) cho người thừa kết khi quý vị chết. Có các điều kiện và giá trị tiền mặt (cũng được biết đến như bảo hiểm “cả đời,” hay vĩnh viễn) – thể lệ mua rẻ hơn, khi giá trị tiền mặt bao gồm một phần đầu tư.
Cần bao nhiêu loại bảo hiểm còn tùy vào nhu cầu của mỗi người.
Quý vị có thể mua bảo hiểm từ: hãng bảo hiểm bán thẳng cho khách tiêu dùng qua điện thoại hay mạng internet; nhân viên của hãng bảo hiểm; người môi giới độc lập; và các trang mạng bán bảo hiểm cho nhiều hãng bảo hiểm hay kết nối khách hàng muốn biết giá cả trên mạng điện toán với các nhân viên đang giữ máy. Nên so sánh giá cả – sự khác biệt trong bảo hiểm và giá tiền (trả hàng tháng) giữa các hãng bảo hiểm có thể là hàng trăm Mỹ kim.
Để biết thêm về bảo hiểm, viếng trang mạng của Insurance Information Institute hay của Cơ Quan Consumer Action Hướng Dẫn về Bảo Hiểm (www.Insurance-Education.org)
Published / Reviewed Date
Reviewed: September 12, 2019
Download File
Money Management 1-2-3: TWO: Achieving Financial Goals (Vietnamese)
File Name: CA_MM123_Intermediate_2019_VN.pdf
File Size: 0.18MB
Sponsors
Notes
Ấn bản này được sự tài trợ bởi Dự Án Quản Lý Tiền Bạc của Cơ Quan Consumer Action.
Filed Under
Credit ♦ Debt Collection ♦ Housing ♦ Insurance ♦ Investing ♦ Mortgages ♦ Money Management ♦ Taxes ♦
Copyright
© 2010 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.