Steering clear of pandemic-related scams (Vietnamese)
Dẹp Sạch nạn lừa đảo liên quan đến đại dịch
Đối Phó với COVID-19
Đại dịch coronavirus đã cho các nghệ sĩ lừa đảo nhiều cơ hội để lừa những người tiêu thụ. Ấn bản này nhấn mạnh một số loại lừa đảo phổ thông nhất liên quan đến đại dịch để giúp quý vị nhận ra và tránh bị lừa và ấn bản hướng dẫn nơi báo cáo các ý đồ lừa đảo.
The coronavirus pandemic gave con artists many new opportunities to cheat consumers. This publication highlights some of the most common types of scams related to the pandemic, helps you spot and avoid a scam, and tells you where to report scam attempts.
Publication Series
- This publication is part of the COVID-19 Educational Resources training module.
Download File
PDF files may contain outdated links.
Steering clear of pandemic-related scams (Vietnamese)
File Name: Scams_COVID_2021_VN.pdf
File Size: 1.43MB
Languages Available
Table of Contents
Các nghệ sĩ lừa đảo luôn tìm các cách để kiếm tiền bất hảo nhanh chóng; một cuộc khủng hoảng giống như COVID-19 càng dễ hơn cho những tên gian xảo lợi dụng lòng tin của con người. Ấn bản này nhấn mạnh đến một số loại lừa đảo phổ thông nhất liên quan đến đại dịch để giúp quý vị nhận ra và tránh một vụ lừa đảo, cũng như cho quý vị biết báo cáo các ý đồ lừa đảo này ở đâu.
Các trò lừa đảo liên quan đến đại dịch
Hàng năm các trường hợp lừa đảo đã vẫn tăng cao, nhưng đại dịch coronavirus cho những nghệ sĩ lừa đảo có các cơ hội mới để lừa những người tiêu thụ (Pandemic Proves to Be Fertile Ground for Identity Thieves), bao gồm:
Trợ giúp tài chánh: Biết rằng nhiều người đang gặp khó khăn tài chánh trang trải chi phí vì bị thất nghiệp hay việc làm bị cắt giờ do đại dịch gây ra, những nghệ sĩ lừa đảo đóng vai là các nguồn trợ giúp và tài trợ để phỉnh lừa lấy tiền của nạn nhân hay trộm danh tính cá nhân (để làm các vụ gian lận tài chánh). Cứu trợ tài chánh là một khía cạnh lừa, những tên gian manh còn rêu rao “giúp” những chủ nhà đang kẹt tài chánh bằng cách hứa trả hết tiền nợ nhà cho họ (và tránh bị xiết nhà) cũng như cho phép họ mướn và/hay sau cùng mua lại căn nhà từ các tên lừa đảo. Trong thực tế, kẻ lừa đảo bỏ túi tiền cho thuê –nhưng không trả tiền nợ nhà—cho đến khi vụ xiết nhà của ngân hàng xảy ra, hậu quả chủ nhà bị đuổi ra khỏi nhà.
Phòng ngừa và chữa trị COVID: Các trò lừa liên quan trực tiếp đến cuộc chiến đấu với siêu vi trùng bao gồm bán các khẩu trang N95 giả (hay không hiện hữu), các xét nghiệm COVID-19 giả, các “chữa trị” quái đản và không hiệu nghiệm (bao gồm chích tế bào cấy “dẻo” để lành các hư hại trong phổi vì COVID-19), và kiếm được một chỗ trống chích ngừa trong “danh sách chờ.”
Việc làm: Đại dịch cung cấp cho kẻ lừa đảo dùng chiêu bài mướn làm việc ở nhà là cách bầy trò lừa hoàn hảo nhất: một số lượng lớn nhân viên thất nghiệp/làm ít giờ; nhận làm việc ở nhà là cao trào mới đang lan rộng; và lý do hoàn hảo (cách ly) để giải thích vì sao “chủ nhân” không muốn gặp đương đơn tận mặt. Hứa hẹn công việc dễ làm và lương cao, những tên lừa đảo này thường buộc người kiếm việc phải gởi hàng trăm hay hàng ngàn Mỹ kim cho “huấn luyện” hay các chi phí tuyển dụng mới. Một số trò dùng tiền lấy được của những nạn nhân, kẻ gian sau đó cho vào trương mục giao dịch “mướn người” để rửa tiền với cớ đó là “tiền kiếm được” đàng hoàng của kẻ gian ác và trốn tránh cơ quan công lực.
Bán Hàng Online: Với nhiều người mua hàng online vì lệnh phong tỏa và cách ly, hay cố gắng bán hàng của họ để kiếm thêm tiền mặt, những tên lừa đảo có rất nhiều cơ hội lừa. Một số đã bán cho người mua các đồ chơi, xe, và ngay cả chó con ảo. Các tin nhắn, email và gọi điện thoại giả tạo liên quan đến gởi hàng hoặc tiền hoàn trả đang trong tiến trình đã giúp những tên gian manh thâu các lệ phí giả tạo hay trộm danh tính cá nhân hoặc tin tức ngân hàng của những người mua để chúng có thể mua hàng trái phép dưới danh tính của nạn nhân. Trò lừa ngân phiếu giả xảy ra qua các trang buôn bán thân hữu với thân hữu như Poshmark, OfferUp và Craigslist mà hậu quả là những người bán bị mất tiền, và trong một số trường hợp mất luôn hàng họ bán.
Đây chỉ là một vài cách những tên lừa đảo đã lợi dụng đại dịch cho tư lợi. Những nghệ sĩ lừa đảo yêu khủng hoảng vì họ biết người ta bớt cảnh giác vì mù mờ, hy vọng hay tuyệt vọng.
Phát hiện ra một vụ lừa đảo
Nếu có thể nhận ra các dấu hiệu lừa đảo, quý vị có thể tránh trở thành nạn nhân. Không phải mỗi trò lừa đảo đều có các dấu hiệu cảnh báo, nhưng tất cả ít ra một lần có dấu hiệu – và nó sẽ vẫn tồn tại sau khi đại dịch trở thành một ác mộng quá khứ.
Một liên lạc bất ngờ: Những tên lừa đảo không chờ những nạn nhân tìm đến họ, nhưng họ chủ động tìm nạn nhân. Nếu quý vị không đợi một cú điện thoại, email, nhắn tin chữ hay công ty, cơ quan chính phủ, nhân viên công lực, người bán hàng lẻ, chủ nhân tương lai v.v. liên lạc, một cuộc liên lạc không đợi mà quý vị nhận được chắc chắn có ý đồ lừa đảo. Ngay cả nếu người đó có một số tin tức chính xác về quý vị, nhưng các trữ liệu đó họ có thể lấy từ trang mạng hay từ các trữ liệu bị đánh cắp.
Yêu cầu cho thông tin về tiền hay danh tính cá nhân: Mục tiêu của hầu hết các trò lừa đảo là lấy được tiền hay tin tức cá nhân trọng yếu quý vị cung cấp. Nếu quý vị nhận được một yêu cầu bất ngờ cho một trong hai trường hợp trên, nên cảnh giác đừng bị lừa. Những tên lừa đảo không phải lúc nào cũng vào đề hỏi ngay họ muốn gì – họ che đậy các yêu cầu của họ bằng các giao dịch có vẻ xác tín – vì thế đừng lơ là sự cảnh giác của quý vị.
Tỏ vẻ khẩn trương: Như người vội vã (đưa tiền cho quý vị, đưa tin tức cá nhân hay làm một quyết định quan trọng) có nghĩa một người nào đó không muốn cho quý vị có thời gian tìm hiểu thêm, kiểm chứng sự liên lạc/yêu cầu và đưa ra quyết định đã hiểu biết – đó thường là dấu hiệu lừa đảo.
Hăm dọa hay dụ dỗ: Những tên lừa đảo làm cho nạn nhân trả tiền hay đưa dữ kiện cho chúng bằng cách đánh vào cảm xúc nạn nhân – thông thường là sợ hãi (hăm dọa bắt giam, trục xuất, mất trương mục, v.v.) hay hy vọng (hứa hẹn dễ kiếm tiền, tình ái, một giải pháp cho túng tiền, đồ chơi đã hết hàng, chích ngừa sớm, v.v.).
Đòi phải trả tiền bằng một cách đặc biệt: Kẻ gian manh không muốn quý vị có thể lấy lại được tiền về sau khi nhận thức ra mình bị lừa, và họ không muốn cảnh sát có thể truy lùng ra họ, vì thế họ thường yêu cầu trả tiền qua ngả chuyển tiền qua trương mục ngân hàng, dùng ứng dụng điện toán peer-to-peer để chuyển tiền, số thẻ đã bỏ tiền vào, thẻ quà tặng, tiền điện tử (như bitcoin) hoặc các cách quý vị không thể lấy lại tiền, hay chúng trả cho quý vị bằng một ngân phiếu ma hoặc thẻ tín dụng trộm của ai và yêu cầu quý vị trả lại tiền với cớ này hay cớ khác rằng chúng đã trả lố số tiền.
Các liên lạc không chuyên nghiệp: Các tin nhắn được gởi bởi một cơ sở thương mại hay cơ quan hợp lệ nhưng chữ đánh máy sai, viết hoa không đúng chỗ, dùng từ ngữ không phải của người bản xứ, viết sai văn phạm và các lỗi khác hầu như chắc chắn không phải từ một cơ sở hợp lệ. Nên nhìn kỹ vào địa chỉ email, số điện thoại hay địa chỉ trang mạng (URL) hiện lên trong tin nhắn liên lạc từ một cơ sở thương mại hay cơ quan hợp lệ. Nếu các chi tiết này không đúng với chi tiết quý vị tìm thấy trong trang mạng chính thức của công ty, trong bản báo cáo trương mục của quý vị hay các nguồn thông tin tín cẩn khác, đây có thể là ý đồ lừa đảo. (Để biết thêm chi tiết về trò giả mạo “phỉnh lừa,” quý vị vào trang Phishing.org, trang này cho các chuyên gia ngành tin học, nhưng nó cũng có hướng dẫn hữu ích cho những người khác.)
Tránh một vụ lừa đảo
Dưới đây là một số mẹo để tránh ý đồ lừa đảo.
Nên cảnh giác. Kiểm tra gắt gao từng nỗ lực quảng cáo bởi người nào quý vị không biết muốn liên lạc với quý vị. Những công ty cấp thẻ tín dụng, các ngân hàng và ngân hàng cho vay, các tiệm bán lẻ, “hỗ trợ kỹ thuật,” bảo hiểm Medicare, Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh CDC, các Dịch Vụ Di Trú và các cơ quan chính phủ khác sẽ không bao giờ gọi, email hay nhắn tin chữ cho quý vị cũng như hỏi quý vị cung cấp mật khẩu, số trương mục ngân hàng, số thẻ An Sinh Xã Hội hay các các dữ kiện cá nhân trọng yếu khác. Trừ khi quý vị nhận được sự liên lạc từ các cơ quan này vì quý vị chủ động liên lạc với họ trước, nếu không, đó có thể là một vụ lừa đảo. Cũng giống như các cú gọi điện thoại, email và tin nhắn chữ đòi tiền chuộc, tống tiền và kêu quý vị phải trả tiền để không bị rắc rối pháp luật (thí dụ, vì danh tính cá nhân của quý vị đã bị dùng để rửa tiền hay buôn lậu ma túy) đều là các trò lừa đảo. Gởi đến quý vị một hóa đơn thông báo quý vị chưa trả hay một “biên lai” giá tiền cao ngất ngưởng để quý vị sửng sốt nhấn vào và tải xuống tin đính kèm đầy “maleware” (nhu liệu độc hại) là một âm mưu lừa đảo phổ thông khác. Cho dù nếu một liên lạc trông có vẻ hợp lệ, nhưng kỹ thuật hiện đại đã giúp cho những kẻ lừa đảo dễ dàng dấu diếm hay giả mạo các địa chỉ email, dịch vụ chặn các số điện thoại không có tên người gọi hay hiện ra một tên hoặc số điện thoại giả mạo làm quý vị dường như nhận ra và tin tưởng cũng như tạo một địa chỉ trang mạng URL nhái. (Trang “How-To Geek” giải thích cách tìm ra người gởi thật sự bằng cách đào sâu vào các “tiêu đề” (headers) của email. Trang Techwalla giải thích cách nhận ra các URLs giả mạo.) Nếu không muốn tỉnh bơ các liên lạc vì quý vị nghĩ nó có thể hợp lệ, nên kiểm chứng (thí dụ, bằng cách liên lạc người nào gởi qua số điện thoại, trang mạng hay địa chỉ email quý vị biết là hợp lệ).
Chậm rãi, và tìm ý kiến thứ hai. Nhiều vụ lừa đảo thành công nhờ vào các phản ứng hấp tấp của những nạn nhân, vì kẻ lừa đảo cố ý tạo không khí khẩn trương. Nếu cảm thấy phải hành động ngay lập tức, quý vị đang trong nguy cơ cao gặp một kẻ lừa đảo. Khi không rõ về một yêu cầu (hay đòi hỏi) nào đó về tiền, dữ kiện cá nhân hay trương mục, hoặc xin nhập vào máy vi tính của quý vị, nên hỏi ý kiến của một người quý vị có thể tin tưởng –một người bạn giỏi kỹ thuật hay thành viên trong gia đình, một luật sư, người nào làm trong ngân hàng của quý vị, công ty cấp thẻ tính dụng hay công ty cho vay, nhân viên của cơ quan chính phủ (CFPB, FTC, v.v.) hay cơ quan vô vụ lợi bảo vệ người tiêu thụ.
Đừng “trả tiền để chơi.” Một số chuyện trong đời sống thực sự là miễn phí – Chích ngừa COVID, cứu trợ tiền nợ nhà và các loại trợ giúp khác từ công ty cho vay và các công ty dịch vụ, tài trợ học phí hay học bổng, việc làm chính thức trong một công ty chính thức, giải thưởng hay của hồi môn, v.v. Nếu quý vị phải trả lệ phí trước (hay “thuế,” v.v.), hầu như chắc chắn rằng đó là một vụ lừa đảo. Trang mạng của Nha Thanh Tra FTC sau đây cho quý vị biết các bước cần làm kế tiếp nếu quý vị đã trả tiền cho kẻ lừa đảo, tùy theo cách quý vị trả tiền ra sao (What To Do if You Were Scammed), (Hầu như đa số các nạn nhân không lấy được tiền về, nhưng nếu quý vị hành động sớm, quý vị có cơ hội hơn để có thể lấy được tiền về.)
Giới hạn các nguy cơ mất mát. Khi thật sự trả tiền cho việc gì, quý vị nên dùng thẻ tín dụng. Chiếu theo luật liên bang, thẻ tín dụng có sự bảo vệ vững chắc cho người tiêu thụ—thí dụ, người tiêu thụ có quyền đối chất một giao dịch gian lận, và quý vị chỉ chịu trách nhiệm trả số tiền giới hạn là $50 cho một vụ trả tiền cho dịch vụ không hợp lệ -- và món tiền trả có thể truy tìm ra. Quý vị nên kiểm qua trương mục ngân hàng trên mạng điện toán để tìm ra các dấu hiệu có sự gian lận. Nếu quý vị thấy có một giao dịch trái phép, thông báo cho ngân hàng hay công ty cấp thẻ tín dụng ngay.
Dùng mạng điện toán. Mạng điện toán là công cụ rất đa năng để tìm kiếm người hay cơ sở thương mại nào, kiểm chứng các tin tức và chuyện xác thật, kiểm qua các hạng điểm và phê bình; so sánh giá cả, và xem các mẹo và nguồn giúp đỡ chống lại nạn lừa đảo. Thí dụ, quý vị đánh lên trang mạng, diễn tả ngắn trò lừa đảo quý vị mới gặp, trang mạng có thể tiết lộ nếu đó là một vụ lừa đảo lan truyền rộng rãi. Quý vị có thể ở thế thượng phong trong các vụ lừa đảo mới nhất bằng cách đặt là đọc giả của SCAM GRAM, viếng các trang mạng (Fraud.org) và ghi tên vào trang mạng này để được cảnh báo (FTC's Scam Alerts), đây là trang mạng chia sẻ các tin tức mới nhất về các vụ lừa đảo, giúp quý vị khai triển “giác quan thứ sáu” để nhìn ra một vụ gian lận.
Báo cáo các vụ lừa đảo
Báo cáo một vụ lừa đảo có thể giúp ngăn chặn kẻ xâm phạm và giúp những người tiêu thụ khác không bị kẻ lừa đảo dụ dỗ.
- Nha Thanh Tra Mậu Dịch FTC (The Federal Trade Commision) là cơ quan chính thâu thập các báo cáo lừa đảo. Quý vị báo cáo vụ lừa đảo trên mạng điện toán tại ReportFraud.ftc.gov. Để biết thêm chi tiết về nơi để báo cáo các loại lừa đảo cụ thể, quý vị vào trang mạng của FTC “Báo Cáo Các Vụ Lừa Đảo và Gian Lận”.
- Thông báo cho văn phòng bảo vệ người tiêu thụ trong tiểu bang của quý vị về các vụ lừa đảo xảy ra (State Consumer Protection Offices).
- Quý vị điền đơn khiếu nại về bất kỳ các loại gian lận nào đến Hiệp Hội Người Tiêu Thụ Toàn Quốc: the National Consumer League’s Fraud.org.
- Thêm vào đó, để cảnh báo công chúng về các trò lừa đảo liên quan đến đại dịch (COVID-19 Scams), Bộ Sức Khỏe và Dân Sinh Hoa Kỳ khuyến khích những người tiêu thụ báo cáo các vụ gian lận y tế về COVID-19 trên mạng điện toán (HHS-OIG) hay gọi điện thoại số (800-HHS-TIPS [447-8477]).
- Cơ quan Better Business Bureau muốn quý vị cho họ biết về các cơ sở thương mại mờ ám và các quảng cáo đáng nghi bằng cách dùng công cụ giám sát BBB Scam Tracker của cơ quan.
- Báo cáo các trang mạng, emails, malware giả mạo và các trò lừa đảo trên mạng điện toán đến Trung Tâm Khiếu Nại Tội Ác Trên Mạng Điện Toán IC3 (Internet Crime Complaint Center).
- Một số vụ lừa đảo phát xuất ngoài nước Mỹ. Báo cáo các vụ lừa đảo quốc tế đến econsumer.gov.
Các Hướng Dẫn Của Cơ Quan Consumer Action
Các Vụ Lừa Đảo Phổ Thông: Nhìn ra và tránh các vụ gian lận
Chỉ Cần Nói Không với Các Vụ Lừa Đảo (Các Mẹo Ngắn)
Đối Phó với COVID-19: Tránh bị trộm danh tính cá nhân và gian lận trương mục liên quan đến đại dịch. Đưa ra một số vụ lừa đảo liên quan đến đại dịch, cung cấp các mẹo bảo vệ trữ liệu của quý vị được an toàn, giải thích cách phát hiện ra vụ gian lận và trộm danh tính cá nhân, và sơ lược các bước cần làm nếu quý vị khám phá ra mình là nạn nhân.
Published / Reviewed Date
Published: July 27, 2021
Download File
Steering clear of pandemic-related scams (Vietnamese)
File Name: Scams_COVID_2021_VN.pdf
File Size: 1.43MB
Sponsors
Tài trợ bởi Wells Fargo.
Notes
Cẩm nang này do Dự Án Hướng Dẫn COVID-19 của Cơ Quan Consumer Action biên soạn.
Filed Under
COVID-19 Pandemic ♦ Fraud/Scams ♦
Copyright
© 2020 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.