Don’t Fall for the Wrong Call (Vietnamese)

Đừng Dễ Bị Gạt Bởi Cú ĐiệnThoại Gian Trá

Bảo vệ chính mình đừng bị lừa vì nạn gian lận bán hàng qua điện thoại

Gian lận bán hàng qua điện thoại - sử dụng điện thoại để lừa đảo và gạt gẫm - cướp người tiêu thụ tại Hoa Kỳ khoảng 40 tỷ hàng năm. Đừng Dễ Bị Gạt Bởi Cú ĐiệnThoại Gian Trá, một ấn bản 8 trang, hướng dẫn tường tận các chi tiết về những cách gian lận thông thường và những mánh khóe quyên góp từ thiện dùng bởi kẻ bán hàng qua điện thoại, làm thế nào để trả lời các cú điện thoại bán hàng, những dấu hiệu lường gạt, làm thế nào để bảo vệ mình tránh khỏi những cú điện thoại không muốn nhận, quyền lợi của quý vị dưới luật và làm thế nào quý vị có thể kiện những công ty bán hàng qua điện thoại đã không tôn trọng ý muốn của quý vị không muốn được gọi đến. Cẩm nang cũng liệt kệ một danh sách các các cơ quan phụ trách những khiếu nại và các nguồn trợ giúp khác.

Telemarketing fraud — using the phone to swindle and cheat — robs U.S. consumers of about $40 billion a year. Don't fall for the wrong call, an 8-page, in-depth guide provides information on common tricks and charitable donation scams used by telemarketers, how to answer sales calls, warning signs of fraud, how to protect yourself from unwanted calls, your rights under the law and how you can sue telemarketers who do not honor your wishes not to be called. The guide also contains a listing of complaint handling agencies and other helpful resources.

Đừng Dễ Bị Gạt Bởi Cú ĐiệnThoại Gian Trá

Gian lận bán hàng qua điện thoại, sử dụng điện thoại để lường gạt, nói dối, đã gạt tiền người tiêu thụ tại Hoa Kỳ khoảng 40 tỷ mỹ kim mỗi năm.

Theo Hiệp Hội Thị Trường Trực Tiếp (Direct Marketing Association), tổng thu từ việc bán hàng qua điện thoại, tính chung từ công ty qua công ty và từ công ty đến người tiêu thụ, lên đến 585 tỷ mỹ kim trong năm 2000. Có rất nhiều công ty hợp pháp giới thiệu các mặt hàng và dịch vụ của họ qua điện thoại. Nhưng vấn đề không phải ai cũng là nhân viên làm việc chính đáng cho công ty hợp pháp (một số là người gian xảo bất chấp tuân hành luật pháp).

Để bảo vệ chính mình đừng bị lừa bởi nạn bán hàng gian lận qua điện thoại, quý vị có thể đặt một lệ chung là nên tránh mua bất cứ gì qua điện thoại với bất cứ công ty nào mà quý vị không biết đến. Kẻ gian rất có khiếu lừa gạt. Họ làm như rất chuyên nghiệp, và đáng tin cậy. Quý vị không phải nghe bất cứ lời rao quảng cáo nào qua điện thoại (quý vị có thể nói là mình không muốn, và cúp ngay điện thoại).

Trong năm 2001, cơ quan AARP đã ước chừng mỗi tháng cư dân tại Hoa Kỳ nhận khoảng 19 tỷ cú điện thoại “không mời mà vẫn gọi” quảng cáo. Để chống nạn lường gạt có thể xảy ra, chính quyền liên bang và tiểu bang đã ban hành luật lệ để bảo vệ người tiêu thụ. Trên toàn quốc, có hơn 5 triệu gia cư nằm trong danh sách “xin đừng gọi” (do-not-call lists). Có những dịch vụ và dụng cụ quý vị có thể mua để người quảng cáo không thể gọi đến quý vị. Nhưng điều hay nhất để chống sự lường gạt bởi quảng cáo qua đường điện thoại là hiểu rõ làm sao việc lường gạt có thể xảy ra, và quyền lợi của quý vị là người tiêu thụ.

Quý vị có biết?

Các giám đốc thị trường quảng cáo qua điện thoại cho biết không phải cú điện thoại nào cũng bị khước từ. Quý vị có thể nghe điện thoại từ một công ty mà bạn muốn mua sản phẩm của họ, chẳng hạn như mua báo trong vùng quý vị sinh sống. Hội Báo Chí Hoa Kỳ cho biết trong các đợt quảng cáo, bán hàng qua điện thoại giúp kiếm hơn 58 phần trăm số khách hàng mới. Quý vị có thể tiết kiệm được một số tiền khi bắt lấy cơ hội được giảm giá trong các đợt quảng cáo. Nên chắc chắn là quý vị chỉ nên giao dịch với công ty mà quý vị biết đến.

Ma giáo, và gài bẫy

Nếu lời quảng cáo qua điện thoại nghe chừng như quá tốt không thể tưởng, điều đó chắc chắn là không thực. Đừng bị lường gạt bởi các trò ma giáo thông thường như sau:

  • Trúng giải. Nếu người gọi đến nói quý vị đã thắng một cái gì đó, chính điểm đó đã báo hiệu có sự lường gạt. “Người trúng giải” thường bị dụ phải gửi tiền cước cũng như phí tổn giao hàng rất cao để được nhận giải thắng “miễn phí”, mà cuối cùng quà thắng thường là không đáng giá gì. Trong những trường hợp khác, kẻ gian manh gửi ra hàng triệu bức thư hứa hẹn từng người nhận là họ đã trúng giải. Những người được cho là trúng giải bị yêu cầu gọi đến số điện thoại 900 nào đó (số gọi này phải tốn tiền) và khi gọi đến họ còn bị nghe lời rao quảng cáo dông dài.
  • Thử hàng giới thiệu miễn phí. Những lời rao “không phải mua” để quảng cáo xài thử dịch vụ hay sản phẩm cuối cùng làm cho người tiêu thụ tốn đến 100 triệu mỹ kim một năm vì những điều quảng cáo đó đã không cho quý vị biết là sau thời gian giới thiệu miễn phí, quý vị sẽ bị tính tiền theo đúng giá cho dịch vụ đó nếu không gọi đến ngưng dịch vụ sau thời gian hạn định. Cho dù quý vị không hề cho công ty biết số thẻ tín dụng của quý vị, quý vị cũng có thể bị tính tiền choh dịch vụ miễn phí đó vì người bán hàng qua điện thoại thường tìm ra các số thẻ tín dụng của quý vị một cách bất hợp pháp.
  • Các mối du lịch.Một số người bán hàng qua điện thoại giới thiệu các mối du lịch nghe rất tốt. Không phải mối giới thiệu nào cũng là sự lường gạt, nhưng cho dù mối du lịch có hợp pháp đi chăng nữa, nó cũng có nhiều điều kiện, hạn chế tùy theo thời tiết và hoàn cảnh thay đổi. Rất nhiều giới thiệu như vậy buộc quý vị phải ngồi nghe quảng cáo dông dài về việc mua nhà nghỉ mát theo lối “chia thời gian” (time share resorts), một kiểu làm chủ nhà cửa nghỉ mát mà nó đã là vấn đề bị than phiền rất nhiều.
  • Thẻ tín dụng. Người bán hàng qua điện thoại có thể bảo đảm quý vị sẽ được một thẻ tín dụng nếu quý vị trả trước một lệ phí nặng nề. Điều này là bất hợp pháp, người quảng cáo không thể đòi tiền trước để cho quý vị tín dụng.
  • Bảo vệ tín dụng. Kẻ lường gạt có thể gọi đến nói là họ từ công ty MasterCard hay Visa, mong gạt quý vị trả tiền bảo vệ đường giây tín dụng của quý vị. Những người này đe dọa là nếu quý vị không mua dịch vụ bảo vệ, quý vị có thể mang trách nhiệm phải trả các chi tiêu qua thẻ tín dụng mà không phải do quý vị xài. Nhưng luật lệ liên bang hiện nay giới hạn số tiền quý vị có thể bị mất tối đa là 50 mỹ kim nếu thẻ bị sử dụng không có phép của quý vị.
  • Lường gạt đầu tư. Quý vị được hứa hẹn một vụ đầu tư bảo đảm không bị thất thoát. trong thực tế không có việc này. Những kẻ lường gạt hô hào việc đầu tư đó thường rất giỏi làm cho người ta có cảm tưởng họ đại diện cho các công ty chính đáng. Họ có thể biết nhiều điều về quý vị như tên tuổi, lương bổng, và vốn liếng của quý vị. Các chi tiết này nằm trong các danh sách trao đổi tên khách hàng mà ai cũng có thể mua được. Nhiều người đã mất sạch tiền dành dụm của họ chỉ sau một cú điện thoại, và dù với tất cả cố gắng, nhà chức trách và các cơ quan hành pháp thường không thể lấy lại tiền cho nạn nhân.
  • Trả lời các quảng cáo. Những kẻ lường gạt cũng thường gửi thư đến quý vị, hay quảng cáo trên các tờ báo đứng đắn, hay trên mạng lưới internet, để dụ quý vị gọi đến họ. Các quảng cáo nêu tín dụng, vay mượn dễ dàng, cơ hội đầu tư hay công việc tại gia. Cho dù quý vị là người gọi đến cho họ, hãy rất thận trọng trong việc đưa số trương mục, hay số tín dụng cho công ty mà quý vị chưa hề biết đến.

Quý vị có biết?

Những kẻ lường gạt thâu thập và mua bán cho nhau danh sách những người dễ bị gạt, vì những người đó đã từng bị mắc mưu trong các cuộc bán hàng qua điện thoại khác.

Hãy cho một cách khôn ngoan

Khi có một biến cố được loan tin ra các cơ quan truyền thông, kẻ gian manh sẽ theo sát các tin này để lợi dụng tình thế. Sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001, có nhiều người dân nhận điện thoại (và e-mail). Thường là kẻ lường gạt muốn gạt gẫm lấy số trương mục hay số thẻ tín dụng.

Hãy thận trọng khi quý vị hứa hẹn với một tiếp viên điện thoại là quý vị sẽ cho tiền giúp từ thiện. Có nhiều cơ quan từ thiện gây quỹ bằng cách gọi đến những người có thể đóng góp, nhưng kẻ lường gạt sẽ lợi dụng lòng từ thiện. Đừng bị gạt bởi danh xưng của một cơ quan từ thiện (nhiều kẻ lường gạt sẽ dùng tên trông như một cơ quan từ thiện nổi tiếng để gạt quý vị đóng góp vào túi riêng của họ).

Yêu cầu người gọi đến gửi các chi tiết về cơ quan từ thiện. Lấy tất cả chi tiết quý vị có thể có được về cơ quan từ thiện đó, và xác minh các chi tiết.

Hãy hỏi tỷ lệ số tiền đóng góp của quý vị có thật sự cho việc từ thiện (chứ không phải sẽ đưa vào trang trải chi phí gây quỹ). Trước khi cho tiền, hãy kiểm tra lại với một trong số các cơ quan dòm chừng các cơ quan từ thiện được liệt kê trong phần "Các mối trợ giúp" (Helpful Resources).

Các dấu hiệu cảnh báo sự lường gạt

Hãy nghi ngờ các câu tuyên bố như sau:

  • Quý vị đã thắng giải hay trúng quà tặng miễn phí.
  • Quý vị đã được chọn để nhận một dịch vụ giá đặt biệt.
  • Quý vị phải hành động ngay hay sẽ mất cơ hội rất tốt.
  • Quý vị phải trả tiền cước để nhận quà thắng hay quà tặng miễn phí.
  • Quý vị được hứa hẹn những phân lời quá tốt đẹp hay đầu tư không cơ thất thoát.
  • Quý vị được cho biết là có cách tránh luật pháp một cách hợp lệ giúp cho quý vị được lợi.
  • Quý vị bị hỏi số thẻ tín dụng và ngày hết hạn để kiểm chứng quý vị là người có thẻ tín dụng.
  • Quý vị bị hỏi số an sinh xã hội hay các chi tiết cá nhân, như số trương mục.
  • Quý vị bị hỏi góp tiền cho một cơ quan mà tên xưng tương tự như danh xưng một hội từ thiện nổi tiếng (chẳng hạn như “American Cancer Center” thay vì American Cancer Society).
  • Quý vị được cho biết quý vị là một trong những người đặc biệt nhận được đề nghị giao dịch đặc biệt này.
  • Quý vị bị ép phải cho người gọi đưa người tới nhà của bạn để nhận tiền.
  • Quý vị được cho biết đã từng mua cái gì hay mua dịch vụ gì từ người gọi đến, nhưng không nhớ ra đã làm vậy.

Ai ở bên đầu giây điện thoại?

Khi bắt điện thoại và nghe sự im lặng từ đường giây bên kia, quý vị có thể đang bị gọi bởi một hệ thống gọi điện thoại bằng máy vi tính. Các công ty dùng máy vi tính để cùng gọi một lúc nhiều số điện thoại khác nhau (nhiều số hơn là nhân viên của họ có thể cáng đáng)(với sự dự đoán là các cú gọi có thể được trả lời bằng máy trả lời, hay sẽ không có người bắt giây vì không có ai ở nhà, hay sẽ bị bận). Các cú điện thoại có người nhấc lên sẽ được chuyển tới tiếp viên chờ sẵn. Đôi khi, có nhiều người trả lời điện thoại hơn là có thể chuyển tới tiếp viên. Những lúc đó, sẽ có vài cú điện thoại tự động bị cúp.

Máy gọi điện thoại tự động gây rất nhiều phiền hà, và nó cũng khó để quý vị có thể sử dụng quyền của quý vị vì là nạn nhân của các cú điện thoại bị cúp ngang, quý vị sẽ không thể biết công ty nào gọi đến để đòi họ đưa số điện thoại của quý vị vào trong danh sách “xin đừng gọi” (do-not-call list).

Ngưng các cú điện thoại mà quý vị không muốn nhận.

Năm 1991, quốc hội đã ban hành luật Liên Bang Bảo Vệ Người Tiêu Thụ Qua Điện Thoại (Telephone Consumer Protection Act) để giúp người tiêu thụ giảm bớt những phiền toái và sự vi phạm riêng tư gây ra bởi các cú điện thoại quảng cáo, và các cú gọi quảng cáo thâu băng trước. Mới đây, luật liên bang về bán hàng qua điện thoại còn đặt nhiều hạn chế cho các công ty quảng cáo qua điện thoại.

Nếu quý vị không muốn một công ty quảng cáo qua điện thoại nào đó gọi cho quý vị nữa, hãy yêu cầu công ty này ghi tên mình vào danh sách “xin đừng gọi” (do-not-call list). Luật bán hàng qua điện thoại bắt buộc các công ty phải lưu trữ trong công ty họ các danh sách đó. Quý vị phải yêu cầu từng công ty một ghi tên quý vị trong danh sách riêng của họ. Tốt hơn, hãy ghi rõ ràng các chi tiết về lúc nào, và với ai quý vị đã yêu cầu điều đó.

Vào tháng Chạp 2002, cơ quan FTC đã bổ xung Luật Bán Hàng Qua Điện Thoại (Telemarketing Sales Rule) thành lập một danh sách “xin đừng gọi” cho tất cả mọi người trên toàn quốc không muốn nhận điện thoại quảng cáo. Danh sách này chưa được áp dụng trước năm 2004. Hiện thời được áp dụng là các luật lệ về việc ngưng cú điện thoại (xem phần “Ai Bên Đầu Giây?”) và luật bắt buộc các công ty phải ghi rõ tên và số điện thoại trên máy Caller-ID.

(các hội từ thiện, nhóm phái chính trị, và các công ty mà quý vị có giao dịch với họ được miễn không phải giữ danh sách “xin đừng gọi”.)

Một công ty gọi đến cho quý vị sau khi đã được yêu cầu đừng gọi đến sẽ có thể phải bồi thường 500 mỹ kim thiệt hại, mà quý vị có thể được sự bồi thường đó khi kiện họ tại tòa án nhỏ (small claims court).

Quý vị có biết?

Quý vị có thể kiện một công ty bán hàng qua diện thoại tại tòa án nhỏ (small claims court) nếu quý vị đã yêu cầu được đưa vào danh sách “xin đừng gọi” (do-not-call list), và công ty đã không tuân theo sự yêu cầu của quý vị. Theo Luật Bảo Vệ Người Tiêu Thụ qua Điện Thoại (Telephone Consumer Protection Act), quý vị có thể kiện đòi bồi thường số tiền thiệt hại, hay số tiền phạt lên đến 500 mỹ kim (bất cứ số nào cao hơn) cho mỗi cú điện thoại quý vị nhận được sau khi đã yêu cầu đừng gọi đến.

Nếu quý vị hiện là khách hàng của một công ty, công ty đó không nhất thiết phải tuân hành theo sự yêu cầu của quý vị là đừng gọi đến quảng cáo. Nhưng quý vị vẫn có thể yêu cầu (các công ty đều muốn tôn trọng các ước muốn của khách hàng của họ).

Quý vị có thể viết đến Hiệp Hội Thị Trường Trực Tiếp (Direct Marketing Association) và yêu cầu họ thông báo đến các thành viên của họ là quý vị không muốn nhận điện thoại quảng cáo. Tên của quý vị sẽ lưu lại trong hồ sơ 5 năm. Dù vậy, điều này sẽ không ngưng tất cả cú điện thoại quảng cáo, vì có nhiều công ty không phải là thành viên của Hiệp Hội. Để được ghi tên vào danh sách, hãy viết thư đến DMA, Telephone Preference Service, P.O. Box 282, Carmel, NY 10512. Lệ phí là 5 mỹ kim để ghi danh với dịch vụ này trên mạng lưới Telephone Preference Service ( [url=http://www.dmaconsumers.org]http://www.dmaconsumers.org[/url])Nhưng quý vị cũng có thể in mẫu đơn trên mạng lưới, và gửi đơn về tổ chức này mà không phải trả phí tổn nào.

Có nhiều tiểu bang cấm ngặt tất cả các cú điện thoại quảng cáo gọi đến cho người tiêu thụ đã ghi danh vào danh sách “xin đừng gọi” (do-not-call list) của tiểu bang. Hiệp Hội Thị Trường Trực Tiếp có giữ một danh sách của các trang về danh sách “xin đừng gọi” của các tiểu bang trên mạng lưới điện toán của họ (www.the-dma.org/government/donotcalllists.shtml).

Danh sách “xin đừng gọi” của tiểu bang Cali sẽ dự định được sử dụng vào đầu năm 2003. Khi danh sách này bắt đầu thi hành, quý vị có thể bỏ tên vào danh sách này do tiểu bang duy trì, và, nếu yêu cầu của quý vị bị lờ đi, tiểu bang có thể phạt vạ công ty đó 500 mỹ kim cho lần vi phạm đầu tiên, và 1,000 mỹ kim cho các vi phạm về sau. Quý vị có thể vẫn nhận được các cú điện thoại về chính trị, kể cả các cú điện thoại xin yểm trợ tiền bạc vận động bầu cử, và các kêu gọi quyên tiền của các hội từ thiện. Để biết thêm chi tiết về danh sách “xin đừng gọi” của Cali, hãy viếng thăm mạng điện toán của Văn Phòng Chưởng Lý Tiểu Bang Cali (http://caag.state.ca.us), và bấm vào phần Chương Trình và Dịch Vụ (Programs & Services).

Quý vị có biết?

Chắc chắn đây là dấu hiệu lường gạt nếu người bán hàng qua điện thoại cho biết họ muốn gửi người đến nhà quý vị để lấy đóng góp từ thiện của quý vị.

Luật Bán Hàng Qua Điện Thoại

Quy luật của liên bang về quảng cáo qua điện thoại đặt một số luập lệ rất nghiêm ngặt để bảo vệ người tiêu thụ:

  • Luật ngăn cấm những cú điện thoại gọi trong đêm khuya, hay sáng sớm từ 9 giờ tối đến 8 giờ sáng.
  • Các tiếp viên điện thoại phải báo cho quý vị biết ngay là họ đang bán hàng hóa gì (và công ty nào làm việc buôn bán đó) trước khi các tiếp viên bắt đầu quảng cáo.
  • Tất cả các lời rao giới thiệu, giải thắng, hay thi tuyển phải được đính kèm bởi lời tiết lộ là quý vị không cần phải mua gì cả để có thể tham gia hay thắng giải.
  • Các công ty bán hàng qua điện thoại hứa hẹn sẽ “sửa chữa” tín dụng xấu của quý vị bị cấm không được nhận tiền trước khi cung cấp một bản sao của bản báo cáo về tín dụng của quý vị sau khi được hoàn chỉnh.
  • Khi gọi đến để quảng cáo một dịch vụ về tín dụng, như là một dịch vụ cấp thẻ tín dụng, cho vay mượn, hay dịch vụ sửa chữa tín dụng, các công ty quảng cáo qua điện thoại bị ngăn cấm không được đòi tiền trước. Quý vị không cần trả bất cứ tiền gì cho đến khi dịch vụ đã được hoàn tất mỹ mãn.
  • Tiếp viên không được lạm dụng ngôn ngữ hay dùng từ ngữ thô bỉ, hăm dọa, hay nạt nộ.
  • Tiếp viên không thể trình bày sai lầm về các hàng hóa hay dịch vụ. Khi bán một vụ đầu tư, các tiếp viên không thể nói quá hay nói sai về kết quả đầu tư có thể gặt được, tiền lời, sự mạo hiểm thiệt hại, hay thất thoát vốn liếng.
  • Các công ty bán hàng qua điện thoại không thể nhận lệ phí trước khi quý vị được cho biết rõ ràng tổng phí tổn của dịch vụ và hàng hóa và được thông báo rõ món hàng hay dịch vụ đó có thể được hoàn trả hay không. Đây là việc làm phi pháp nếu công ty bán hàng qua điện thoại rút tiền từ trương mục của quý vị để trả tiền công cho dịch vụ mà không có sự cho phép của quý vị qua thư viết, hay qua lời cho phép của quý vị thâu băng.

Các luật liên bang cũng ngăn cấm:

  • Các tin nhắn do máy vi tính điều hành, hay do tiếng thâu trước qua máy điện thoại, nếu không có sự cho phép của quý vị trước đó.
  • Các điện thư không được gửi đi mà không có ghi số điện thoại miễn phí để quý vị có thể dùng gọi đến báo người gửi là quý vị không muốn nhận điện thư.
  • Các cú điện thoại không mời mọc mà người nhận điện thoại phải trả tiền cho cú gọi đó (như là cú gọi qua máy điện thoại cầm tay, hay tin nhắn quảng cáo qua điện thoại cầm tay).

Trả lời các cú điện thoại bán hàng

  • Đừng nghĩ mình cần phải giữ lịch sự. Hãy cúp điện thoại khi tiếp viên hung hăng hạch sách.
  • Đừng để bị ép. Lấy tất cả chi tiết, cúp điện thoại, và nói chuyện với gia đình và bè bạn. Nếu sự rao bán là chính đáng thì không có việc cần vội vã.
  • Yêu cầu người tiếp viên quảng cáo gửi đầy đủ chi tiết đến cho quý vị. Việc này sẽ giúp quý vị thêm thời gian suy xét đề nghị bán hàng.
  • Nếu quý vị muốn, hãy tìm hiểu càng nhiều chi tiết càng tốt về người gọi đến, và lý do. Ghi các chi tiết này xuống cùng ngày giờ cú gọi. Quý vị sẽ cần đến chi tiết này nếu công ty bán hàng qua điện thoại tiếp tục gọi đến sau khi quý vị đã yêu cầu họ đừng gọi nữa.

Dịch vụ, thiết bị và dụng cụ

Có những dịch vụ cũng như dụng cụ được bán để giúp tránh các cú điện thoại quảng cáo. Có rất nhiều người dùng một máy nhắn điện thoại để gạn lọc các cú gọi. Trước khi mua một dụng cụ chỉ để tránh các cú điện thoại quảng cáo, hãy nên chắc chắn dụng cụ đó giúp được cho quý vị. Không một vật dụng nào có thể khôn lanh hơn các công ty bán hàng qua điện thoại hay các người gian manh, và các máy này không làm gì để bắt các công ty bán hàng chấm dứt việc gọi đến quý vị:

Nhận danh người gọi (Caller ID). Dịch vụ này được cung cấp bởi công ty điện thoại trong vùng của quý vị. Để dùng dịch vụ, quý vị cần có một máy điện thoại có thể nhận danh người gọi, hay một máy caller ID riêng. Các máy có thể nhận ra danh tánh sẽ có màn ảnh ghi số điện thoại từ nơi gọi đến, và tên người chủ số điện thoại đó. Quý vị có thể chọn làm ngơ không bắt các cú điện thoại từ các số, người, hay công ty mà quý vị không nhận ra. (Nếu quý vị lờ đi tất cả các số điện thoại mà quý vị không nhận ra số, quý vị có thể bỏ sót các cú gọi từ bạn bè hay người nhà gọi từ số điện thoại nào đó chứ không gọi từ nhà họ). Caller ID giữ tên và số điện thoại của 50 – 100 cú gọi trước đó, nó có thể giúp quý vị kiểm chứng là quý vị đã bị một công ty bán hàng qua điện thoại gọi tới dù sau khi quý vi đã yêu cầu họ ngưng gọi đến quý vị.

Dịch vụ chọn lọc cá nhân.Một dịch vụ tính lệ phí được bán cho người dùng điện thoại có máy caller ID như một cách tránh thất thoát các cú điện thoại cần thiết từ những nơi gọi đến mà đã ngăn không ghi số điện thoại của họ, như một số công ty quảng cáo đã làm như vậy. Bất cứ người nào gọi đến mà không ghi số gọi được mời để lại lời nhắn, và chờ ở đầu giây đợi, để người nhận nghe lời nhắn tin và quyết định có bắt cú điện thoại đó hay không. Quý vị cũng có thể thâu lời nhắn có tính chất pháp lý yêu cầu người gọi rút số điện thoại của quý vị khỏi danh sách bán hàng qua điện thoại của họ.

Dụng cụ.Có vài dụng cụ quả quyết là sẽ ngăn chận được quảng cáo qua điện thoại. Máy TeleZapper gắn vào đường giây điện thoại tại nhà quý vị và sẽ thông minh hơn các máy gọi tự động bằng cách trả lời cú gọi và phát ra tiếng như đường giây đã bị cắt. Công ty bán máy quả quyết là việc này gạt được máy gọi sẽ bỏ số điện thoại của quý vị ra khỏi danh sách gọi rao quảng cáo. Một thiết bị gọi là Phone Butler dùng cắm vào bất cứ lỗ cắm điện thoại nào. Khi người rao quảng cáo gọi đến, quý vị có thể bấm nút sao (asterisk) trong máy điện thoại của quý vị, và máy Phone Butler sẽ họat động. Với giọng nói chỉnh tề chính cống người Anh, máy bật lời nói đã ghi sẵn “Xin lỗi quý vị, đây là Phone Butler... xin vui lòng ghi số điện thoại này vào danh sách “xin đừng gọi” (do-not-call list).

Chỉ dẫn:

Khi một người lạ hay công ty quý vị không biết gọi đến, đừng cho họ biết số thẻ tín dụng, số an sinh xã hội, số trương mục ngân hàng, hay các chi tiết cá nhân nào khác của quý vị.

Bảo vệ chính mình

  • Hãy nghĩ đến việc không để số điện thoại của quy vị trong cuốn niên giám điện thoại. Điều đó có thể giảm bớt các cụ điện thoại mà quý vị không muốn nhận, nhưng nó không bảo vệ quý vị tránh khỏi các công ty bán hàng qua điện thoại đoán mò số và gọi đến.
  • Bảo vệ số điện thoại. Đừng ghi số điện thoại trên chi phiếu của quý vị, và đừng đưa số điện thoại cho người quý vị không biết rõ. Mỗi khi được yêu cầu đưa số điện thoại, hãy hỏi việc đó để làm gì. Hãy nói rõ quý vị không muốn số điện thoại của mình bị truyền đến các công ty bán hàng.
  • Chi tiết trong phiếu ghi danh bầu cử thường là các tin tức cộng đồng. Đừng điền khung phiếu ghi danh số điện thoại của quý vị, ghi trên khung đó “không ghi trong niên giám” (unlisted).
  • Đừng đưa số thẻ tín dụng và ngày hết hạn cho người lạ. Việc này có thể bị sử dụng để rút tiền trái phép qua thẻ tín dụng của quý vị và để làm các thẻ tín dụng giả.
  • Đừng đưa số an sinh xã hội cho người lạ. Việc này có thể giúp kẻ lường gạt lấy tín dụng dưới tên của quý vị, và gây ra nhiều chi tiêu rất lớn.
  • Đừng đưa số trương mục cho người lạ. Điều này có thể bị dùng để rút tiền từ trương mục nhà băng của quý vị mà không có sự cho phép của quý vị.

Làm thế nào để khiếu nại

  • Nếu quý vị bị mất tiền vì bị lường gạt qua dịch vụ bán hàng qua điện thoại, hãy liên lạc văn phòng biện lý, chưởng lý hay văn phòng luật sư tại địa phương, hay cơ quan chuyên giúp người tiêu thụ tại địa phương.
  • Nếu một công ty quảng cáo qua điện thoại đã không tuân theo luật pháp liên bang về việc bán hàng qua điện thoại, hãy viết thư đến Ủy Ban Mậu Dịch của Liên Bang (Federal Trade Commission, FTC), Correspondence Branch, Washington, DC 20580. Để biết thêm chi tiết, hãy gọi (877( 382-4357 hay (866) 653-4261 (TTY) hay qua trang điện toán của FTC (www.ftc.gov).
  • Nếu một công ty bán hàng qua điện thoại đã gọi đến quý vị giữa 9 giờ tối đến 8 giờ sáng, hay đã gọi lại sau khi được yêu cầu đưa số điện thoại của quý vị vào danh sách “xin đừng gọi” (do-not-call list), hãy viết thư đến Ủy Ban Thông Tin của Liên Bang (Federal Communication Commission). Ủy Ban Thông Tin cũng nhận các khiếu nại về các cú điện thoại ngoài tiểu bang của quý vị. Xin gọi để được biết chỉ dẫn trước khi khiếu nại: (888) 225-5322; (888) 835-5322 (TTY). Quý vị có thể gửi thư khiếu nại đến: FCC Consumer & Governmental Affairs Bureau, Consumer Complaints, 445 12th Street, SW, Washington, DC 20554, hay qua e-mail (.(JavaScript must be enabled to view this email address)). Để biết thêm chi tiết, xin viếng trang www.fcc.gov.

Quý vị có biết? Quý vị có thể kiện một công ty bán hàng qua diện thoại tại tòa án nhỏ (small claims court) nếu quý vị đã yêu cầu được đưa vào danh sách “xin đừng gọi” (do-not-call list), và công ty đã không tuân theo sự yêu cầu của quý vị. Theo Luật Bảo Vệ Người Tiêu Thụ qua Điện Thoại (Telephone Consumer Protection Act), quý vị có thể kiện đòi bồi thường số tiền thiệt hại, hay số tiền phạt lên đến 500 mỹ kim (bất cứ số nào cao hơn) cho mỗi cú điện thoại quý vị nhận được sau khi đã yêu cầu đừng gọi đến.

Nếu tòa nhận thấy công ty đó đã cố tình phạm luật, tiền phạt nặng nhất là gấp ba, lên đến 1,500 mỹ kim. Quý vị cũng có thể kiện đòi bồi thường số tiền tương đương như vậy nếu quý vị yêu cầu công ty bán hàng qua điện thoại gởi một bản sao nội quy của công ty thực thi điều lệ “xin đừng gọi” và công ty đó đã không gửi đến cho quý vị.

Luật Bán Hàng Qua Điện Thoại và Ngăn Ngừa Lạm Dụng Và Lường Gạt Người Tiêu Thụ (Telemarketing and Consumer Fraud Abuse Prevention Act) cho phép quý vị đặt đơn kiện trên tòa án liên bang nếu quý vị có thể chứng minh tổn thất trên 50,000 mỹ kim (số tiền lớn như thế thường là từ các vụ lường gạt đầu tư).

Quý vị có biết?

Quảng cáo gian lận qua điện thoại cầm tay (cũng được gọi là wireless spamming) bị cấm ngặt bởi luật lệ của chính quyền liên bang và vài tiểu bang. Chính quyền liên bang cấm các lời nhắn rao quảng cáo không người muốn nhận trong các truờng hợp mà người bị gọi phải tốn tiền cho cú gọi đó. Luật Cali cũng cấm các mục quảng cáo “không mời cũng gọi” được gửi qua e-mail, hay điện thư trừ phi các tờ quảng cáo đó phải được ghi rõ là quảng cáo, và phải cung ứng một số điện thoại miễn phí để cho người nhận có thể liên lạc để chọn chấm dứt các sự thông tin về sau.

For more information

Các mối trợ giúp

  • Cơ quan American Institute of Philanthropy có một hướng dẫn tính điểm các hội từ thiện về tài chánh và sự thật thà của hội từ thiện đó. AIP, 4905 Del Ray Avenue, Suite 300W, Bethesda, Maryland 20814, (773) 529-2300. E-mail: .(JavaScript must be enabled to view this email address). Trang điện toán: www.charitywatch.org.
  • Ban The Spam (www.banthespam.com) trên mạng internet được thành lập bởi các cơ quan Consumer Action, National Consumers League, và Telecommunications Research and Action Center, là nơi để người tiêu thụ có thể báo cáo các quảng cáo qua e-mail mà mình không hề muốn nhận ngõ hầu giúp các nhà chức trách liên bang bắt được sự lạm dụng qua e-mail.
  • Junkbusters (www.junkbusters.com) có chỉ dẫn cách chận đứng các cú điện thoại mà quý vị không muốn nhận, cũng như cách để không phải nhận các thư e-mail vô dụng, các thư e-mail quảng cáo mà bạn không muốn nhận, và các điện thư không mời mà gửi. Trang này chỉ có các dịch vụ qua mạng internet.
  • BBB Wise Giving Alliance (www.give.org) theo dõi hàng trăm hội từ thiện, và đánh giá khoảng 250 hội theo một tiêu chuẩn bao gồm mục đích, hỗ trợ tài chánh, cách sử dụng ngân quỹ, báo cáo hàng năm, trách nhiệm tài chánh, và ngân khoản, và đăng tải tờ “Wise Giving Guide.” 4200 Wilson Boulevard, Arlington, VA (703) 276-0100.
  • Trung tâm National Fraud Information Center, là một chương trình của National Consumers League, có đường giây điện thoại nóng (hotline) (800) 876-7060 Thứ hai đến thứ bảy, 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều giờ miền Đông (ET) để giúp người ta học hỏi thêm về các sự lường gạt và cách khiếu nại. Trung tâm cũng cung cấp tin tức trên trang điện toán (www.fraud.org) làm sao để tránh trở thành nạn nhân của một vụ gian lận.

Ấn bản này được phát hành bởi Consumer Action với sự tài trợ của SBC Pacific Bell. © Consumer Action 2003.

Published / Reviewed Date

Published: February 14, 2003

Download PDF

No Download Available

Sponsors

SBC Pacific Bell

Filed Under

Fraud/Scams   ♦   Telecom   ♦  

Copyright

© 2003 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.

 

Tags/Keywords

 
 

Quick Menu

Facebook FTwitter T