Take control: Customizing your social media privacy settings (Vietnamese)

Chủ động kiểm soát: Tùy chỉnh bảo vệ quyền riêng tư trong mạng xã hội của quý vị

Ấn bản này giải thích cách đạt đến mức độ bảo vệ quyền riêng tư theo ý của quý vị trong đa số các diễn đàn của mạng xã hội (Facebook, Instagram, Linkedln, Pinterest, Snapchat, Trumblr, Twitter và Youtube) và cung ứng khái quát các chỉ dẫn, công cụ và nguồn tài liệu hữu dụng.

This publication explains how to achieve your desired level of privacy on the most popular social media platforms (Facebook, Instagram, LinkedIn, Pinterest, Snapchat, Tumblr, Twitter and YouTube) and provides useful general privacy tips, tools and resources.

Take control: Customizing your social media privacy settings (Vietnamese)

Publication Series

  • This publication is not currently associated with any training series.

Download File

PDF files may contain outdated links.

Take control: Customizing your social media privacy settings (Vietnamese)
File Name: Social_media_privacy_controls_2020_VN_1.pdf
File Size: 1.06MB

Languages Available

Table of Contents

Cộng đồng mạng được thành lập từ các diễn đàn xã hội có thể đem đến nhiều phần thưởng – bạn mới, giải trí, hội trường học hỏi, và nhiều thứ khác. Nhưng chia sẻ trên mạng điện toán cũng có thể đưa đến rủi ro về quyền riêng tư. Ấn bản này trình bày các hậu quả khi chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội, giải thích cách đạt được mức độ bảo vệ sự riêng tư theo ý của quý vị trong hầu hết các diễn đàn phổ thông của mạng xã hội và ung ứng các chỉ dẫn, công cụ và nguồn giúp đỡ hữu ích.

Tầm quan trọng của quyền riêng tư

Mạng điện toán, mạng xã hội và kỹ thuật số là các lựa chọn cho chúng ta liên lạc với bạn bè – và người lạ - trên toàn thế giới. Mặc dù đây có thể là công cụ mạnh để tạo dựng cộng đồng, hầu hết nhiều người thấy thích hợp – và thông minh– để có các giới hạn về những gì tiết lộ về họ và dùng với ai.

Thí dụ, nó có thể nguy hiểm khi thông báo:

  • Lịch trình và/hay hoạch định đi du ngoạn của quý vị
  • Ngày sinh và/hay họ của mẹ là gì
  • Tên con cái của quý vị và chúng nó đi học trường nào
  • Tình trạng hôn nhân và/hay tình trạng tài chánh
  • Hình ảnh quý vị “tiệc tùng”

Khi chỉ chọn người xem là gia đình và bạn bè, tất cả các thông tin này có thể thật an toàn. Nhưng khi chia sẻ với người lạ hay người xem không mời, các chia sẻ này có thể làm quý vị bị phiền hà hay bị để ý ngoài ý muốn, thanh danh bị thiệt hại, nghề nghiệp bị tai tiếng, bị rình rập, bị trộm danh tính cá nhân và các hậu quả khác.

Thật may mắn, các diễn đàn truyền thông xã hội đã thay đổi để người dùng lựa chọn bảo vệ sự riêng tư của họ nhiều hay ít và điều chỉnh mức độ kiểm soát quyền riêng tư trên các nền tảng mạng xã hội theo nhu cầu của họ.

Mức độ kiểm soát

Kiểm soát mức độ riêng tư và các chọn lựa theo ý của quý vị sẽ khác nhau từ diễn đàn mạng xã hội này đến diễn đàn mạng xã hội khác. Thí dụ, một diễn đàn mạng xã hội cho quý vị chọn cụ thể hơn loại người xem so với diễn đàn khác. Điều quan trọng là hiểu biết, trước khi quý vị bắt đầu sử dụng mạng xã hội, những gì quý vị có thể và không thể kiểm soát được. Nếu không đạt được mức độ bảo vệ quyền riêng tư mà quý vị thấy thoải mái, nên chọn diễn đàn mạng xã hội khác đáp ứng hơn với nhu cầu của quý vị.

Các khu vực thông thường mà quý vị được kiểm soát một phần nào trong hầu hết các diễn đàn mạng xã hội bao gồm:

  • Chi tiết cá nhân của quý vị (ai có thể coi tin tức cá nhân của quý vị như quý vị ở đâu, mối quan hệ hay thông tin liên lạc)
  • Khán giả chung (ai có thể coi nội dung của quý vị)
  • Người xem coi được một nội dung thôi (ai có thể coi được một tin vắn cụ thể, hình, truyện, video, v.v..)
  • Hình ảnh được gắn thẻ (có nhận diện tên của quý vị trong hình và nơi hình xuất hiện ra)
  • Chia sẻ vị trí (có cho biết vị trí của quý vị khi quý vị đăng tin hay không)
  • Trạng thái hoạt động (có cho người khác nhìn thấy lần cuối quý vị hoạt động trên diễn đàn mạng xã hội hay không)

Ngoài các cài đặt quyền riêng tư này, diễn đàn mạng xã hội còn có nhiều lựa chọn khác, bao gồm một số cá biệt cho diễn đàn cụ thể. Một cách duy nhất để biết tất cả các tùy chọn bảo vệ quyền riêng tư là viếng trang mạng hay vào phần Quyền riêng tư hay Trợ giúp của ứng dụng. (Quý vị cũng có thể tìm chỉ dẫn từ những người sử dụng và các nhà báo kỹ thuật bằng cách đánh chữ tìm “[tên của diễn đàn]” đi với “tùy chỉnh quyền riêng tư” hay “cài đặt quyền riêng tư” hoặc các chữ chính yếu tương tự như vậy.)

Cũng có các lãnh vực quý vị sẽ không thể hoàn toàn kiểm soát để bảo vệ quyền riêng tư —hay có thể một phần – trong các diễn đàn. Chẳng hạn như các diễn đàn chính nó thâu thập (hay chia sẻ) trữ liệu mà quý vị không thể thay đổi hay kiểm soát được phần nào. Nếu không chấp nhận, quý vị chỉ có lựa chọn duy nhất là không vào diễn đàn đó nữa.

Tùy chỉnh quyền riêng tư của quý vị

Tất cả các tài khoản mạng xã hội ngay ban đầu đã mặc định sẵn phần cài đặt quyền riêng tư khi quý vị mở tài khoản. Trước khi đăng bài đầu tiên (tweet, v.v.), quý vị cần điều chỉnh mức độ riêng tư cho phù hợp với ý muốn của mình. Để điều chỉnh, quý vị đăng nhập vào tài khoản và tìm phần cài đặt (settings) (hay, trong vài trường hợp, ở Quyền riêng tư (Privacy) hay Cài đặt và Quyền riêng tư (thường tìm thấy dưới ký hiệu biểu hiện danh tính của quý vị hay ký hiệu “dụng cụ” (“gear”) hoặc ”công cụ(“tools”) hay vào tính năng Trợ giúp hay Hỗ trợ để tìm và hiểu các tính năng và các công cụ của mạng lưới.

Dưới đây là thông tin căn bản (và chỉ dẫn thiết thực) để quý vị tùy chỉnh quyền riêng cho một số diễn đàn mạng xã hội rất phổ thông. (Quý vị cũng có thể tìm trên mạng bằng cách gõ tên của mạng xã hội cùng với các chữ “cài đặt quyền riêng tư” hay “chỉ dẫn quyền riêng tư” để được hướng dẫn thêm.

Facebook

Facebook cho người dùng kết nối và chia sẻ với gia đình, bạn bè và cộng đồng qua trang mạng và ứng dụng di động của họ. Các tin tức cá nhân cụ thể, bao gồm tên, hình đại diện và hình bìa, giới tính, và tên đăng nhập sẽ được nhìn thấy công khai. Quý vị có một số lựa chọn mặc định theo ý riêng, bao gồm người nào có thể xem tin quý vị đăng, ai có thể thấy và đăng trên “dòng thời gian (timeline)” của quý vị, ai có thể gởi “lời mời kết bạn” tới quý vị, các tin tức nào ứng dụng có thể thâu thập về quý vị, danh tính của quý vị có thể tìm thấy bởi công cụ tìm kiếm hay không, và nhiều thứ khác. Quý vị cũng có thể kiểm soát sự xuất hiện của quý vị cho các cá nhân cụ thể bằng tính năng “từ chối kết bạn,” “không theo dõi” hay chặn họ. Phần Kiểm Tra Quyền Riêng Tư của Facebook giúp quý vị duyệt qua một số cài đặt quan trọng về quyền riêng tư (trên trang mạng của Facebook, bấm vào dấu hiệu “?” ở góc trên bên phải của màn hình và chọn “kiểm tra riêng tư” trong danh mục. Cũng ở một chỗ “?” quý vị có thể vào Lối tắt Quyền Riêng Tư (Privacy Shortcuts) là một danh sách dài hơn về các lựa chọn bảo vệ quyền riêng tư và an toàn. Để vào phần Kiểm Tra Quyền Riêng Tư trong ứng dụng, chọn trong danh mục phía dưới cùng góc bên phải của màn hình, mở Cài đặt và quyền riêng tư, sau đó vào Cài đặt, rồi bấm vào Kiểm tra một số các cài đặt quan trọng. Muốn đi lối tắt, vào thẳng phần Lối tắt Quyền Riêng Tư trong Cài đặt và quyền riêng tư.

Chỉ dẫn: Nhiều ứng dụng và mạng điện toán cho chúng ta đăng nhập bằng tên và mật mã của Facebook. Nên kiểm tra thông tin nào ứng dụng đó yêu cầu được phép vào xem, và giới hạn các đề mục nào quý vị không muốn chia sẻ. Nếu quý vị dùng Facebook để đăng nhập vào một công ty trung gian khác hay dịch vụ, quý vị có thể quản lý trữ liệu quý vị chia sẻ với ứng dụng hay mạng điện toán trong phần Ứng Dụng và Trang webs ở mục Cài đặt của Facebook.

Instagram

Instagram là ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video (thuộc sở hữu của Facebook) cho người dùng chia sẻ hình và các đoạn video ngắn với những người theo dõi quý vị và họ có thể viết ý kiến về các hình ảnh đó. Theo mặc định sẵn, bất kỳ ai cũng có thể xem các hình ảnh cá nhân và “các câu chuyện” của quý vị (hình/videos biến mất sau 24 tiếng), nhưng quý vị có cái chọn đặt riêng tư để chỉ có những người theo dõi mới được xem những gì quý vị đăng. Quý vị cũng có thể xóa tên người theo dõi, ẩn trạng thái hoạt động của quý vị, chặn các ý kiến trong mục đăng tin, chặn không cho người khác chia sẻ chuyện của quý vị như một tin nhắn, tắt hay mở nút chia sẻ các tin quý vị đăng trong Instagram tới các mạng xã hội khác (Facebook, Twitter, Tumblr v.v.) và nhiều hơn nữa. (Bất kể cài đặt riêng tư của quý vị là gì, bất kỳ người sử dụng nào cũng vẫn có thể đọc tiểu sử của quý vị và gởi hình hay video thẳng tới quý vị.) Cài đặt quyền riêng tư trong Instagram chính yếu là qua ứng dụng mạng di động; bấm vào ký hiệu trang cá nhân phía dưới góc bên phải của màn hình, rồi bấm và ký hiệu danh mục (ba dấu gạch ngang) ở góc trên bên phải, chọn mục Cài đặt ở đầu danh sách, từ đó quý vị có thể vào các mục Quyền riêng tưBảo mật và các lựa chọn khác. Mỗi lần quý vị bấm đăng hình hay video trên Instagram, quý vị có cơ hội coi thêm các cài đặt khác. Để biết thêm chi tiết, vào Trung Tâm Trợ giúp của Instagram và Trung Tâm Quyền riêng tư và Bảo mật.

Chỉ dẫn: Ai cũng có thể gắn thẻ tên quý vị trong các hình và video trên Instagram, ngoại trừ những người quý vị đã chặn. Vì không phải hình nào quý vị cũng muốn chia sẻ, quý vị có thể chọn cho phép chọn lọc các hình ảnh trước khi nó hiện lên trang cá nhân của quý vị (trong ứng dụng, vào mục Cài đặt, bấm Quyền Riêng Tư, rồi đến Gắn thẻ, và bật nút Phê duyệt gắn thẻ thủ công).

LinkedIn

Linkedln là diễn đàn cho những người chuyên nghiệp, họ có thể chia sẻ các tiểu sử nghề nghiệp, lý lịch làm việc và tập hồ sơ giới thiệu nghề nghiệp; tạo “thương hiệu” của họ; và khi cần, tìm việc mới. Quý vị kiểm soát được một số các cài đặt tài khoản và quyền riêng tư, bao gồm những gì quý vị chia sẻ về quý vị và với ai (trang cá nhân, địa chỉ email, kết nối v.v.), ai có thể nhìn thấy quý vị đăng nhập, ai được theo dõi quý vị, và diễn đàn chính nó dùng các trữ liệu của quý vị ra sao. Nếu không muốn ai biết các công ty nào quý vị đang theo dõi, ai quý vị đang tiến cử hay từng sự thay đổi trong trang cá nhân của quý vị, nên nhớ đừng đánh dấu vào mục cài đặt Phổ Biến Hoạt Động (Activity Broadcast). Nếu không muốn những người không trong mạng lưới của quý vị ghi tên họ vào các hoạt động mới nhất của quý vị (không có kết nối với quý vị), vào Chọn ai có thể theo các tin mới nhất của bạn trong mục cài đặt và giới hạn người xem trong danh sách kết nối của quý vị thay vì để công khai. Để biết thêm chi tiết, vào Thông tin tài khoản và Quyền riêng tư của Quý vị: trang Tổng quát. Xem qua và thay đổi mục cài đặt tài khoản và quyền riêng tư tại https://www.linkedin.com/psettings/.

Chỉ dẫn: Nếu không muốn người xem biết quý vị đang coi trang cá nhân của họ, mở tính năng xem trang cá nhân kín đáo. Cài đặt này có sẵn trong phần Quyền Riêng Tư của mục Cài đặt, trong phần các lựa chọn coi trang cá nhân.

Pinterest

Giống như Instagram, Pinterest là diễn đàn chuyên về hình ảnh; nó cho người dùng “ghim” các hình và video ưa thích (thường theo chủ đề được chọn) trên tường của họ, lướt xem các hình khác được ghim lên và tự chia sẻ ”bảng“ hình ảnh chọn lọc của họ. So sánh với các diễn đàn xã hội khác, điều lệ về cài đặt quyền riêng tư của Pinterest khá thẳng thắn. Quý vị có thể chọn ẩn trang cá nhân của quý vị, nó sẽ không hiện ra trong phần tìm kiếm, và ẩn các “ghim” của quý vị không cho ai xem bằng cách dùng các bảng “bí mật“ chỉ hiện ra cho quý vị và người quý vị mời vào. Nhấn vào ký hiệu trang cá nhân của quý vị và chọn mục Cài đặt để thấy các lựa chọn này và nhiều hơn. Để biết thêm chi tiết về cách cài đặt quyền riêng tư trên Pinterest, vào phần Trợ giúp.

Chỉ dẫn: Pinterest và các công ty đối tác trung gian của họ dùng các tin tức về các viếng thăm của quý vị ở các trang mạng khác và các ứng dụng quý vị dùng để chọn lọc các quảng cáo nào quý vị thấy trên mạng. Nếu muốn thấy quảng cáo ngẫu nhiên (thay vì cảm thấy như đang bị kiểm soát) quý vị có thể ấn nút “Không” thay vì để ở dạng Dùng thông tin từ các công ty quảng cáo đối tác của chúng tôi (Use info from our ad partners) trong mục Cài đặt.

Snapchat

Snapchat là ứng dụng nhắn tin đuợc dùng để chia sẻ các hình ảnh, video, tin nhắn và hình vẽ mà nó sẽ biến mất trong vòng vài giây hay trong trường hợp là “câu chuyện” trong vòng 24 giờ. Mọi thứ đều ngắn ngủi trong “tích tắc” (snap) khiến người ta có ảo tưởng an ninh (nói một cách khác, quyền riêng tư không là vấn đề vì không có gì xuất hiện lâu). Những người sử dụng vẫn nên làm các bước bảo vệ quyền riêng tư theo ý riêng của họ. Theo như cài đặt đã mặc định, chỉ có ai trong danh sách bạn của quý vị mới được gởi “tích tắc” và xem “câu chuyện” của quý vị. Tuy nhiên, quý vị nên tắt tính năng Thêm Tên Nhanh (Quick Add) nếu quý vị không muốn xuất hiện trên danh sách “đề nghị“ kết bạn của bạn của bạn quý vị. Nếu ngẫu nhiên bị chọn cho vào danh sách kết bạn của người sử dụng nào, quý vị có thể chặn họ trong phần Thêm Tên Các Bạn Vào > Thêm Tên Tôi Vào (Added Friends > Added Me) trong trang cá nhân của quý vị. Vị trí của quý vị trong “Bản Đồ Snap” chỉ cập nhật khi Snapchat được mở lên, nhưng quý vị có thể không muốn chia sẻ. Quý vị có thể chọn tính năng Vô Hình (Ghost mode) (vị trí của quý vị sẽ không hiện lên cho ai thấy), bấm Lựa chọn bạn bè (chỉ muốn người nào được quý vị tuyển chọn mới thấy) và Các bạn của tôi (tất cả những tên trong danh sách bạn của quý vị thấy). Để biết thêm chi tiết về các lựa chọn quyền riêng tư, vào trang Snapchat Hỗ Trợ (Snapchat Support).

Chỉ dẫn: Snapchat cho người ta có cảm tưởng không có gì dài lâu, nhưng người nhận vẫn có thể chụp ảnh màn hình những gì quý vị gửi hiện lên trong tích tắc, và làm cho nó trở thành dài lâu (và được chia sẻ đi). Ứng dụng sẽ báo cho quý vị biết nếu người nào chụp lại tin nhắn của quý vị trên màn hình. Biết được chuyện này sẽ giúp quý vị quyết định gởi những gì đến người đó trong tương lai. Mặc dù những thông báo này hữu dụng, nhưng quý vị nên cảnh giác rằng có các chỉ dẫn trực tuyến hướng dẫn cách chụp lại màn hình mà nó không kích hoạt tính năng thông báo!

Tumblr

Tumblr là diễn đàn tùy bút (trang blog) trực tuyến cho phép người dùng đăng các hình ảnh, GIFs, video, nhạc, tin nhắn, đường dẫn và nhiều thứ khác. Diễn đàn này cho người dùng kiểm soát quyền riêng tư với giới hạn, như ẩn trạng thái đang hoạt động của quý vị, ngăn không cho người ta tìm quý vị qua địa chỉ email, ẩn trang tùy bút của quý vị ra khỏi kết quả tìm kiếm, và đặt các giới hạn đối với các ứng dụng của các công ty trung gian—nếu có—được vào trữ liệu của Tumblr. Viếng trang Trung Tâm Trợ giúp của Tumblr để biết thêm chi tiết về các cài đặt nào quý vị có thể điều chỉnh và cách làm.

Chỉ dẫn: Trang blog chính của quý vị - khi quý vị mở trương mục ở Tumblr- nó là công khai, và không có mật mã bảo vệ, dựa theo sự cài đặt mặc định sẵn. Để có thêm quyền riêng tư, quý vị có thể tạo thêm một trang blog phụ, có mật mã bảo vệ, để chỉ có người nào quý vị cho mật mã, hay người dùng Tumblr nào quý vị mời vào như thành viên mới xem được.

Twitter

Twitter cho người dùng liên lạc bằng các tin nhắn ngắn (280 chữ) được gọi là “tweets,” nó cũng bao gồm các đường dẫn, hình và video. Theo mặc định sẵn, tài khoản Twitter của quý vị là công khai, nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể xem được các tweet và tin tức của quý vị. Quý vị có thể chọn trương mục riêng tư, nghĩa là: chỉ có những người dùng Twitter nào quý vị mời vào mới xem được các tweet của quý vị; các tweet cũ sẽ được ẩn không cho ai xem ngoại trừ những người quý vị đã cho phép; các tweet của quý vị sẽ không còn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google hay được “tweet lại,” và các hồi đáp trực tiếp nào quý vị gởi đi sẽ không còn thấy, ngoại trừ những người theo dõi đọc đã được quý vị cho phép. Quý vị có thể tạo hay thay đổi trong phần Quyền riêng tư và Bảo mật ở mục cài đặt tài khoản của quý vị. Cũng trong phần này, quý vị có thể không đánh dấu —hay bỏ đánh dấu— ô Thêm vị trí của tôi trong khung Tweet nếu quý vị muốn giữ kín vị trí (nên làm). Quý vị cũng có thể chọn gửi và nhận lại những tweet cá nhân. Viếng trang Cách Kiểm Soát kinh nghiệm Tweeter của bạn để biết rõ quý vị có thể kiểm soát và không thể kiểm soát được gì trên diễn đàn này.

Chỉ dẫn: Nếu bị nhạy cảm bởi các từ ngữ hay cụm từ cụ thể nào đó, quý vị có thể “tắt” (sàng lọc) các tin nhắn chứa đựng các chữ này bằng cách cho vào danh sách của quý vị các chữ đó. Kiếm các chữ bị cho Tắt chữ trong mục Cài đặt và quyền riêng tư. Quý vị cũng có thể hoàn toàn “chặn” hay “tắt” các tài khoản, sự khác biệt chính là khi quý vị chặn người nào, họ sẽ được thông báo cho biết, trong khi tắt thì âm thầm hơn (không thông báo).

YouTube

Youtube là dịch vụ chia sẻ các video, khi quý vị đăng lên một video, nó được mặc định ở dạng “Công khai,” nghĩa là cho mọi người xem. Nhưng quý vị có thể đổi thành dạng “Riêng tư” hay “Không công khai” khi tải video lên hay sau này. Một video trong dạng riêng tư sẽ không hiện lên trên băng tầng của quý vị hay trong kết quả tìm kiếm và chỉ có quý vị và khán giả quý vị chọn lọc xem được. Một video không công khai nghĩa là chỉ có người nào nhận được đường dẫn quý vị cho mới xem được và bình luận. Video không liệt kê sẽ không xuất hiện trong nút Videos trong trang băng tầng của quý vị hay trong kết quả tìm kiếm của Youtube (trừ khi người nào tải video không công khai này của quý vị vào trong danh sách phát video công khai). Nếu ai đăng các tin tức cá nhân hay một video của quý vị lên nhưng không được sự cho phép của quý vị và họ từ chối xoá đi, hay nếu quý vị không thấy thoải mái liên lạc với họ, nhờ Youtube xoá đi nội dung cho quý vị (Protecting your identity). Viếng trung tâm Bảo mật và An toàn của Youtube để biết thêm chi tiết về cách sử dụng Youtube cho an toàn.

Chỉ dẫn: Nếu quý vị không muốn các videos quý vị đã xem trong quá khứ hiện lên trên mạng xã hội, đừng bấm vào nút “Chia sẻ,” “Thích” hay các nút tương tự như vậy trong một video đã đăng tải. Nếu quý vị muốn chia sẻ các tin này, nên biết chắc quý vị đã tuyển chọn thành phần người xem như ý.

Thực hành bảo vệ sự riêng tư

  1. Làm thẩm định/đánh giá. Kiểm qua điều lệ về quyền bảo vệ riêng tư của diễn đàn mạng xã hội trước khi quý vị mở một tài khoản để biết các tin tức cá nhân và/hay trữ liệu trong máy của quý vị sẽ được sử dụng ra sao, và mức độ quý vị có thể kiểm soát được sự riêng tư. Quý vị có lẽ sẽ không có nhiều quyền kiểm soát những trữ liệu của quý vị mà công ty thâu thập khi quý vị viếng trang mạng hay ứng dụng đó, nhưng quý vị có thể kiểm soát được các trữ liệu của quý vị không bị chia sẻ đến các công ty trung gian, cho dù quý vị thấy hay không thấy các quảng cáo nhắm vào quý vị, và các trữ liệu thâu thập cụ thể như vị trí chính xác. Khi mở một trương mục, quý vị nên đọc tất cả các thông báo của công ty để không bỏ lỡ bất kỳ các điều lệ thay đổi nào. Nếu không thích một thay đổi, nên hủy trương mục của quý vị và/hay tháo bỏ ứng dụng đã cài đặt. (Nếu được, tải xuống trữ liệu của quý vị trước khi rời bỏ.)
  2. Nên kín đáo. Quý vị không cần điền hết từng mục một khi tạo một trang cá nhân cho quý vị—người nào muốn biết ngày sinh, trường học, địa chỉ email, số điện thoại và các chi tiết cá nhân khác của quý vị thì họ đã biết rồi. Vì thế, đừng đăng các tin tức đó hay hình ảnh—hoạch định đi chơi xa, xe thể thao mới, nội thất của quý vị v.v. —điều này có thể khiến quý vị trở thành nạn nhân của các tên trộm hay kẻ lừa đảo. Và nên hiểu rằng nếu quý vị đăng nội dung gì lên trang cá nhân của một ai đó, quý vị không kiểm soát được người xem.
  3. Suy nghĩ trước khi chia sẻ. Hậu quả sẽ ra sao nếu bài đăng, tweet, video, v.v. của quý vị được truyền tải trên toàn thế giới? Vì nó có thể được chia sẻ với những người ngoài vòng người xem của quý vị—cố ý hay vô tình—hãy hỏi “cha mẹ, người bạn đời, giáo sư, nhà trường, chủ công ty hiện thời và tương lai, đồng nghiệp, thân chủ, chủ nợ, hãng bảo hiểm, chủ nhà, nhà chức trách, v.v. nghĩ sao về các tin tức đó?” Những tội phạm, kẻ rình rập, v.v. dùng các tin tức này ra sao? Bảo vệ “thanh danh trên mạng” của quý vị —nhiều người không biết rõ về bản thân của quý vị nhưng dùng mạng xã hội như là nguồn cung cấp thông tin để đánh giá quý vị.
  4. Tuyển chọn bạn hữu. Bạn bè thật sự là người quan tâm đến thanh danh cho quý vị và tôn trọng sự riêng tư của quý vị. Nên nói cho họ biết quý vị muốn bảo vệ sự riêng tư và yêu cầu họ giữ kín. Nếu người nào đăng điều gì trên trang mạng xã hội của họ mà nó là vấn đề cho bạn, yêu cầu họ xóa đi. Nếu họ không xóa, quý vị có thể tìm trên mạng lưới xã hội xem cách nào cho xóa loại hình ảnh hay nội dung cụ thể nào nếu được yêu cầu.
  5. Nhỏ hơn thường an toàn hơn. Đừng nhận hay mời những người quý vị không biết chỉ để có thêm người xem. Thay vào đó, quý vị chọn lọc danh sách bạn, để không chia sẻ với “những người theo dõi xem” và các kết nối quý vị không biết rõ để tin tưởng. Vòng bạn bè càng lớn, mối nguy hiểm về sự riêng tư và an toàn của quý vị càng dễ bị xâm nhập. Nên hiểu rằng quý vị chia sẻ điều gì với người nào, họ có thể chia sẻ lại hay tiết lộ những gì quý vị chia sẻ. (Cũng nên đóng các tài khoản mạng xã hội quý vị không còn dùng nữa để tránh nguy cơ bị xâm nhập.)
  6. Cấm cửa kẻ đột nhập. Dùng mọi công cụ có sẵn và thực hành an toàn để ngăn chặn người khác đột nhập vào tài khoản và máy của quý vị. Đặt mật mã thật khó đoán (không thể đoán được một dãy tám hay hơn chữ số). Dùng các mật mã khác nhau cho mỗi tài khoản của mạng xã hội (các công ty quản lý mật mã như LastPass hay 1Password có thể giúp quý vị quản lý các mật mã). Mở chức năng cần hai yếu tố xác thực (bắt buộc phải nhập mã số gởi tới máy của quý vị mới đăng nhập được). Khóa máy điện thoại để buộc phải có mật mã mới mở được sau vài phút không dùng máy.
  7. Giữ kín vị trí quý vị ở đâu. Đừng chia sẻ vị trí của quý vị trong thực tại với các kết nối của quý vị hay chốn công cộng trên mạng xã hội. Tưởng là nó tương đối an toàn cho người ta biết quý vị vừa mới ở Hawaii một tuần, cho người xem biết quý vị đang ở phi trường, trên đường tới Maui nghỉ ngơi hai tuần, có thể khiến quý vị trong nguy cơ bi trộm vào nhà, bị rình rập v.v. Tắt máy GPS ghi nhớ lộ trình trên các ứng dụng mà trữ liệu về vị trí không cần thiết.
  8. Kềm hãm lòng ham muốn. Câu chuyện dụ khị chỉ là cái bẫy để người ta nhấp chuột vào (một mảnh nội dung được thiết kế để dụ dỗ quý vị bấm vào đường dẫn đến nội dung bẩn thỉu, không chính xác và hiểm độc.) Đừng bấm vào đường dẫn không biết rõ mà nó được thiết kế để lây nhiễm vi trùng hay phần mềm gián điệp ăn cắp dữ liệu vào máy điện toán của quý vị. Bản chất dụ khị là như thế, đưa ra câu đố, trò chơi, phiếu giảm giá và các thúc đẩy khác thường chỉ là các cách dụ quý vị tiết lộ tin tức cá nhân.

Học hỏi thêm

StaySafeOnline.org Quản Lý trang Tin Tức Riêng Tư của Quý Vị cung cấp các đường dẫn trực tiếp đến các hướng dẫn để cho quý vị cài đặt bảo vệ quyền riêng tư theo ý của mình trong hầu hết các máy phổ thông, kết quả tìm kiếm, diễn đàn mạng xã hội, v.v.

FightingIdentityCrimes.com Trung Tâm An Ninh Mạng Xã Hội cung cấp đầy đủ các thông tin khái quát về quyền riêng tư trong mạng xã hội (quan tâm, dữ kiện thâu thập, nguy cơ v.v.) cùng với các đường dẫn tới các hướng dẫn để điều chỉnh cài đặt quyền riêng tư của quý vị trong tám diễn đàn mạng xã hội phổ thông nhất.

Electronic Privacy Information Center (EPIC) Các Công Cụ Thực Tiễn trên Mạng về Bảo Vệ Quyền Riêng Tư dạy tất cả các loại công cụ trên mạng sẵn sàng để giúp quý vị được an toàn khi lên mạng, từ linh kiện chống vi khuẩn và quản lý tường lửa đến mật mã và linh kiện bảo vệ mạng lưới riêng tư VPN (virtual private network).

The Federal Trade Commission (FTC) Hiểu biết về trang ứng dụng di động giải thích cho quý vị biết về các ứng dụng, bao gồm cách quản lý tin tức cá nhân và các quan tâm về bảo mật.

ZDNet cung ứng chỉ dẫn cho người dùng hệ iOS và hệ Android qua các máy cụ thể cài đặt quyền riêng tư. (Quý vị cũng có thể coi trang “Trợ giúp” cho máy của quý vị, thí dụ https://support.apple.com/iphone cho iPhone. Nếu gặp trở ngại, gõ “Làm cách nào tôi thay đổi cài đặt tin tức cá nhân trong [tên máy của quý vị]?” trong phần kết quả tìm kiếm có tin tức chính xác về máy đó).

The California Department of Justice’s Privacy Enforcement and Protection Unit (Bộ Tư Pháp California Đơn Vị Thực Thi và Bảo Vệ Quyền Riêng Tư). Cung ứng trang Hướng Dẫn Cách Đọc Điều Lệ về Quyền Riêng Tư (How to Read a Privacy Policy) giúp những người tiêu thụ hiểu các tiết lộ của công ty về cách họ sẽ dùng các trữ liệu họ thâu thập ra sao và người tiêu thụ cần kỳ vọng thích đáng cái gì. (Cho dù đây là từ cơ quan ở California, tin tức này hữu dụng cho dù quý vị ở chỗ khác.)

Các Xuất Bản của Consumer Action

Tin giả tạo: Nhận biết và ngăn chặn tin thất thiệt giải thích cách nào mà người dùng mạng điện toán có thể cản trở các tin thất thiệt. Nên học cách đánh giá độ chính xác của những gì quý vị đọc và nghe, tránh “tin giả” và đừng truyền bá các tin giả đó.

Coi Chừng! Xem Video Trên Mạng và Tin Tức Cá Nhân Của Quý Vị giải thích các vấn đề về sự riêng tư được trình bày qua video trực tuyến và kỹ thuật chia sẻ video và quý vị có thể làm gì để tự bảo vệ mình.

Khóa Lại-Bảo Vệ Sự Riêng Tư Của Quý Vị Trên Mạng Điện Toán cung ứng tin tức về sự an toàn phổ thông trên mạng và quyền riêng tư.

Bảo vệ quyền riêng tư cá nhân: Tùy chỉnh Facebook theo cài đặt riêng của quý vị giải thích cho người dùng Facebook cách bảo vệ tin tức cá nhân của họ, đưa ra các chỉ dẫn cụ thể để cài đặt hoàn hảo ý muốn của quý vị trên trang Facebook và trong ứng dụng, cũng như các đường dẫn tới nguồn giúp đỡ để người đọc tìm hiểu thêm.

Published / Reviewed Date

Published: November 20, 2020

Download File

Take control: Customizing your social media privacy settings (Vietnamese)
File Name: Social_media_privacy_controls_2020_VN_1.pdf
File Size: 1.06MB

Sponsors

Notes

Cơ Quan Consumer Action biên soạn tập cẩm nang này với sự hợp tác của Facebook.

Filed Under

Internet   ♦   Privacy Rights   ♦  

Copyright

© 2020 –2024 Consumer Action. Rights Reserved.

 

Tags/Keywords

 
 

Quick Menu

Facebook FTwitter T